Đề cương môn lịch sử lớp 7 1.Sự hình thành và phát triển của xã hội pong kiến châu Âu. 2.Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông

By Hadley

Đề cương môn lịch sử lớp 7
1.Sự hình thành và phát triển của xã hội pong kiến châu Âu.
2.Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông(chú ý so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến phương tây).
3.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
4.Tình hình chính trị-Quân sự thời Đinh-Tiền Lê.
5.Sự phát triển kinh tế-văn hóa thời Đinh-Tiền Lê.
6.Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
(ai rảnh soạn giùm mình nha)

0 bình luận về “Đề cương môn lịch sử lớp 7 1.Sự hình thành và phát triển của xã hội pong kiến châu Âu. 2.Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông”

  1. TRẢ LỜI:

    CÂU 1:

    a)Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu:

    -Cuối thế kỷ V người Giec- man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nên nhiều vương quốc mới như: Tây Gốt, Đông Gốt, Phơ- răng…

    -Xã hội hình thành nhiều tầng lớp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

    Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu.

    CÂU 2:

    -Hình thành: tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

    -Phát triển: chậm chạp. Ở Trung Quốc – tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII – VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á – từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.

    -Khủng hoảng và suy vong: kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

    *Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây:

    a)Phương Đông:

    -Thời gian hình thành: Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, từ rất sớm.

    -Thời kì phát triển: Từ thế kỉ X đến XV, phát triển khá chậm.

    -Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

    -Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

    -Giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

    -Thể chế chính trị: Quân chủ.

    b)Phương Tây:

    Thời gian hình thành: Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn.

    -Thời kì phát triển: Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh.

    -Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

    -Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

    -Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

    -Thể chế chính trị: Quân chủ.

    CÂU 3:

    * Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:

    – Vương quốc Campuchia của người Khơ-me.

    – Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

    – Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava,…

    Thế kỷ X  XVIII hình thành, phát triển và thịnh đạt:

    – Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 – 1527).

    – Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.

    – Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)

    – Đây cũng là giai đoạn kinh tế – văn hóa phát triển.

    * Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu.

    * Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm.

    CÂU 4:

    -Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế(Đinh Tiên Hoàng).

    -Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đo ở Hoa Lư.

    -Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình.

    -Đinh Bộ Lĩnh phong vương các con, cắt chức quan lại.

    -Dựng cung điện, đúc tiền đồng, đặt hình phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội, giao hòa với nhà Tống.

    CÂU 5:

    a) Văn hoá

    – Giáo dục chưa phát triển.

    – Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.

    – Đạo Phật phát triển, được truyền bá rộng rãi; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh); chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …)

    – Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,…

    b) Kinh tế 

    Nông nghiệp: 

    – Chia ruộng cho nông dân

    – Khuyến khích sản xuất: lễ cày tịch điền

    – Khai khẩn đất hoang

    – Chú trọng thủy lợi

    ​​​​​​​ Ổn định và phát triển

    Thủ công nghiệp:

    – Nghề cổ truyền phát triển: dệt lụa, kéo tơ, làm giấy…

    – Xưởng thủ công nhà nước quản lí: sản xuất vũ khí,…

     Thương nghiệp:

    – Trống nước: nhiều trung tâm buôn bán và cho hình thành

    – Nhiều người nước đến buôn bán.

    CÂU 6:

     – Tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

     – Ban hành bộ “Hình thư”.

     – Xây dựng quân đội vững mạnh gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

     – Thi hành chính sách ” ngụ binh ư nông”.

     – Thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc thiểu số.

    Nguồn:Y.Linh

    #nocoppy

    ~CHÚC CẬU HỌC TỐT~

    Trả lời
  2. 1.

    – Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt

    – Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến

    – Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô

    – Hai giai cấp: Lãnh chúa và nông nô

    2.

    * Phương Đông

    – Thời gian hình thành: Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X

    – Thời kì phát triển: Từ thế kỉ X đến XV

    – Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ

    – Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn

    – Giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân lĩnh canh 

    – Thể chế chính trị: Quân chủ

    * Phương Tây

    – Thời gian hình thành: Từ thế kỉ V đến thế kỉ X

    – Thời kì phát triển: Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh

    – Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

    – Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa

    – Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô

    – Thể chế chính trị: Quân chủ

    3.

    * Thế kỷ VII đến X

    – Vương quốc Campuchia của người Khơme

    – Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

    – Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava,…

    Thế kỷ X  XVIII

    – Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít

    – Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.

    – Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay và Lan Xang

    – Đây cũng là giai đoạn kinh tế – văn hóa phát triển

    4.

    + Bộ máy cai trị ở trung ương : vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ : các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

    + Chính quyền địa phương : cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

    + Xây dựng quân đội
    Nhà Tién Lẽ đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.

    5.

    Xã hội

    – Giai cấp thống trị: Vua và quan văn, quan võ 

    – Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ

    – Thấp kém nhất là nô tì, số lượng không nhiều

    Văn hoá

    – Giáo dục chưa phát triển

    – Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể

    – Đạo Phật phát triển, được truyền bá rộng rãi; nhà sư được trọng dụng

    – Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật

    6.

    – Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

    – Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

    – Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng

    #Xin hay nhất + 5sa0 + 1 tym

    #Rinn

    Trả lời

Viết một bình luận