Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng Ngày tháng 10 chưa cười đã tối 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu tục ng

By Nevaeh

Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu tục ngữ.
2. Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của nó trong câu tục ngữ trên.
3. Kinh nghiệm được rút ra ở đây là gì? Theo em, kinh nghiệm đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay?
4. Chép thêm hai câu tục ngữ có cùng chủ đề.
5. Viết một đoạn văn ngắn(5 đến 7 câu) phân tích một câu em vừa tìm được. (Làm hay ko tùy mng nha nhg nếu được thì giúp mình với)

0 bình luận về “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng Ngày tháng 10 chưa cười đã tối 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu tục ng”

  1. Câu trả lời:

    1. Phương thức biểu đạt chính của câu tục ngữ là miêu tả.

    2. Nét đặc sắc nghệ thuật trong câu tục ngữ trên là sử dụng phép đối và phóng đại, tác dụng của chúng là giúp câu tục ngữ thêm phần sống động, sâu sắc.

    3. Kinh nghiệm được rút ra ở đây là giúp cho người đời biết cách tính toán, sắp xếp công việc hợp với thời gian của bản thân.

    4. Tấc đất tấc vàng

        Ráng mỡ gà, có gì thì giữ.

    5. Trong các câu tục ngữ trên, em rất ấn tượng với câu: ” Ráng mỡ gà, có gì thì giữ “. Câu tục ngữ trên là quan niệm dân gian của người xưa, họ cho rằng khi nào trên trời xuất hiện ráng mây màu vàng thì có nghĩa là trời sắp có bão. Tưởng rằng đây chỉ là một câu nói vui, nhưng không phải vậy, sự thật đúng là như vậy. Quan niệm này đã giúp nhân dân ta có thể tránh được bão lũ, nhằm bảo vệ đất đai, hoa màu. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó để lại kinh nghiệm cho nhân dân, giúp họ có thể phòng tránh trước những nguy hiểm.

    @Eru 

    Trả lời
  2. Trả lời:

    1, PTBĐ chính: Nghị luận

    2, Nghệ thuật:

    – Gieo vần lưng: năm-nằm ; mười-cười

    – Nhịp 3-4

    – Phép đối: đêm/ngày ; sáng/tối

    – Phóng đại: chưa nằm đã sáng ; chưa cười đã tối

    → Tác dụng: nhấn mạnh sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

    3, Kinh nghiệm được rút ra:

    Phân biệt sự khác nhau về thời gian giữa mùa hè và mùa đông:

      + Mùa hè (tháng 5 ÂL): ngày dài, đêm ngắn

      + Mùa đông (tháng 10 ÂL): ngày ngắn, đêm dài

    Ý nghĩa: Nhắc nhở chúng ta phải có ý thức, chủ động, sắp xếp, sử dụng thời gian trong công việc, sức lao động cho phù hợp với từng thời điểm.

    4, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

      Tấc đất, tấc vàng

    5, Câu: Tấc đất, tấc vàng

         Tục ngữ, thứ được xem như là “túi khôn” của người xưa. Mỗi câu tực ngữ đều lấp lánh một vẻ đẹp riêng của nó. Trong đó, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” cũng đã để lại trong ta thật nhiều suy ngẫm. Câu tục ngữ có tính chất rất ngắn gọn, hàm súc. Cái hay của câu tục ngữ này không chỉ thể hiện qua sự nhịp nhàng, cân đối mà còn được nói lên ở những ngôn từ giản dị. Ngoài ra, tác giả dân gian còn sử dụng phép so sánh kết hợp với phóng đại khi so sánh tấc đất (thứ có giá trị rất nhỏ) với tấc vàng (thứ có giá trị rất lớn). Tất cả những điều này khiến cho câu tục ngữ trở nên không chỉ dễ nhớ, dễ thuộc lại vừa chứa đựng bao nội dung ý nghĩa.

      ~HỌC TỐT~

    Trả lời

Viết một bình luận