Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Quê hương là một tiếng ve

By Madelyn

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng.
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b. Với tác giả, quên hương là gì?
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
d. Đoạn trích đã khơi gợi trong em tình cảm như thế nào với quê hương? (Trình bày trong khoảng từ 3-5 câu).
Các vị tỷ tỷ, ca ca giúp muội muội đáng thương này đuy

0 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Quê hương là một tiếng ve”

  1. 1. phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích:biểu cảm

    2.Với tác giả, quên hương là:

    Quê hương là một tiếng ve

    Quê hương là một góc trời tuổi thơ

    Quê hương là tiếng sáo diều

    Quê hương là phiên chợ quê

    Quê hương là một tiếng gà

    c.điệp ngữ :”quê hương là”

    Trả lời
  2. a,phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm

    b,Với tác giả, quê hương là một tiếng ve,là một góc trời tuổi thơ, là tiếng sáo diều, là phiên chợ quê,là một tiếng gà

    c,Điệp từ ‘quê hương”, “là”: làm nhịp điệu bài thơ thêm dồn dập, cảm xúc và nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong thơ.

    – So sánh “quê hương là…” nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.

    d, Đối với em quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn,là nơi cho ta cội nguồn gốc rễ.

         “Quê hương mỗi người chỉ một

          như là chỉ một mẹ thôi.

          Quê hương nếu ai không nhớ 

          sẽ không lớn nổi thành người.”

    Mỗi người chúng ta ai cũng cần chung nhau góp sức để bảo vệ quê hương tươi đẹp

    Trả lời

Viết một bình luận