Em biết gì về bà Hoàng Thị Kim Cúc với tư cách là người đã gợi cảm hứng cho Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” Giúp e với ạ

By Abigail

Em biết gì về bà Hoàng Thị Kim Cúc với tư cách là người đã gợi cảm hứng cho Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”
Giúp e với ạ

0 bình luận về “Em biết gì về bà Hoàng Thị Kim Cúc với tư cách là người đã gợi cảm hứng cho Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” Giúp e với ạ”

  1. Chị Hoàng Thị Kim Cúc, pháp danh Tâm Chánh, tự Thể Hạnh, sinh ngày mồng 8 tháng 11 năm Quý Sửu (5/2/1913).

    Thân phụ là cụ ông Hoàng Phùng, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Khuê. Chánh quán làng Xuân Tùy, Thừa Thiên. Trú quán tại thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.

    Buổi thiếu thời sau những năm theo chân Thầy Mẹ công tác ở một số Tỉnh đàng trong, học xong bậc sơ học và tiểu học, sau về Huế học trường Đồng Khánh hết cấp trung học rồi tiếp tục giảng dạy tại đây cho đến ngày về hưu.

    Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho phong cao quý, lại được nung đúc với niềm tin Phật rạt rào và sâu sắc, chị Hoàng Thị Kim Cúc trong khoảng thời gian trưởng thành gần 50 năm đã trọn vẹn đem hết tâm hồn, tình cảm và ý chí phục vụ cho lợi ích của mọi người, nhất là đối với giới trẻ trong bao cảnh giao động của đất nước vào những năm trước mùa thu 1945 và mãi cho đến tận bây giờ.

    Xin ôn lại vài nét về bối cảnh lịch sử liên quan đến GĐPT chúng ta. Tháng 8/1938, ngày 14, Đại hội đồng Tổng Hội An Nam Phật học họp tại ngôi chùa lịch sử Từ Đàm, Huế, một Phật sự trọng đại đến với chúng ta. Tổng hội đồng đặt nặng vấn đề giáo dục tuổi trẻ Phật giáo như sau : “KHÔNG CÓ MỘT THÀNH TỰU NÀO MIÊN TRƯỜNG MÀ KHÔNG NHẮM ĐẾN HÀNG NGŨ THANH THIẾU NHI. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI KẾ THỪA CHÚNG TA TRONG NGÀY MAI”.

    Ngày 28/8 năm ấy, một tiểu ban thống thuộc Tổng trị sự đề cử 3 vị đứng ra lo về Thanh Thiếu Nhi được hình thành để thực hiện quyết định này gồm ba vị ; cụ Trần Đăng Khoa, Chủ tịch ; cụ Nguyễn Khoa Toàn và bà Cao Xuân Sang (tức Sư Bà Diệu Không) làm Ủy viên. Nguồn gốc GĐPTVN là ở đó.

    Thể hiện tinh thần ấy, các đoàn Phật học Đức Dục, Gia Đình Phật Hóa Phổ, Ban Đồng Aáu Phật Tử tùy căn cơ và môi trường đã ra đời như chúng ta đã học tập. Chưa kịp ổn định thì chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ, dân chúng Huế ào ạt tản cư theo lệnh kháng chiến. Cơn gió lốc đầu tiên lay chuyển một tổ chức đang còn non yếu. Sau khi hồi cư, nhìn cảnh vật điêu tàn, nhà cửa đổ nát, lòng người trong cuộc đổi thay của thời cuộc làm sao tránh khỏi những thay đổi xé lòng. Cái khung cảnh và tâm lý ấy chấn động tâm hồn một thanh nữ xứ Huế vốn giàu tình cảm vị tha. Chị Kim Cúc đến với GĐPT Hướng Thiện là một ngả rẽ cho cuộc đời của mình. Điều ấy không có gì lạ.

    Năm 1946, sau khi hồi cư, các Thầy, các anh chị đã từng sinh hoạt trong đoàn Phật học Đức Dục, Gia Đình Phật hóa Phổ, Đồng Ấu Phật tử như chú Minh Châu, các anh Võ Đình Cường, Nguyễn Khoa Việt, Tráng Thông, Phan Cảnh Tuân, … nhen nhúm lại phong trào Gia Đình Phật Hóa Phổ. Cũng trong năm ấy, chị Hoàng Thị Kim Cúc do sự giới thiệu của anh Phan Cảnh Tuân (Thầy Phổ Hòa ngày nay) rón rén bước vào Gia Đình Phật Hóa Phổ Hướng Thiện. Đến với gia đình Hướng Thiện, chị chỉ đóng vai trò bạn đoàn, đó là biểu hiện sự thận trọng cần có trước sự giao thoa của thời cuộc. Chú Minh Châu lúc ấy nhận xét chị rất lanh lợi, mẫn tiệp, lãnh hội rất nhanh, rất sâu sắc về Phật Pháp. Sư Bà Diệu Không thường khen ngợi chị là người có thiện căn, có đạo hạnh và tích cực.

    Năm 1948, lúc chị 35 tuổi, chị quyết định chính thức gia nhập vào Gia đình Phật hóa Phổ sau 2 năm tập sự với tính cách bạn đoàn. Chúng ta thấy rằng đó là một sự lựa chọn dứt khoát có đắn đo suy nghĩ như quyết định của một hành giả khi nhận lãnh một công án gồm 6 chữ GĐPTVN. Cũng như hành giả quyết tâm sống với công án của mình. Chúng ta đã thấy rằng chị Hoàng Thị Kim Cúc không rời khỏi công án của mình trọn cả cuộc đời của chị.

    Trước khi quyết định chọn con đường đi cho mình, chị Tâm Chánh đã có lần xin xuất gia. Sư cụ Diệu Hương cho pháp tự Thể Hạnh. Đó là pháp hiệu Bồ Tát tại gia của chị khi vâng theo lời phân tích của Sư Bà Diệu Không về tánh và tướng. Sư Bà dạy :”Lúc này Phật giáo đang cần những Huynh Trưởng dạy dỗ đàn em, nối nghiệp tương lai. Đào luyện được một Huynh Trưởng thì khó nhưng tìm một vị xuất gia thì không khó lắm”. Thế là thân tại gia mà tâm của chị thì xuất gia từ lâu rồi. Do đó, chị đã kết hợp rất sâu sắc Đạo và Đời.

    Về đời, chị đã nhận lãnh một việc làm rất khiêm tốn : Giáo sư Nữ Công gia chánh tại trường Đồng Khánh, Huế. Nghe thì rất khiêm tốn, nhưng về lãnh vực tinh thần thì rất trọng đại, giúp cho hàng hàng lớp lớp thiếu nữ Việt Nam hoàn thành thiên chức làm chị, làm vợ, làm mẹ, điều hành công việc gia đình đúng với truyền thống dân tộc và đạo pháp. Đó là bài học đầu tiên nhất mà ngành Nữ GĐPTVN phải nhận lãnh ở nơi người chị yếu đuối về thể xác nhưng dũng mãnh ở tinh thần

    Trả lời
  2.  Lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái xứ Huế: Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền (tỉnh Quy Nhơn), ông đã đem lòng yêu cô con gái của một viên chức cấp cao tên Hoàng Cúc, một thiếu nữ với vẻ đẹp kín đáo, chân quê. Tuy nhiên, do bản tính nhút nhát, rụt rè mà Mặc Tử chỉ dám đứng từ xa nhìn cô gái và mối tình đơn phương đó đã dần phai nhạt khi Hoàng Cúc theo cha về thôn Vĩ Dạ (Huế). Khi biết được tình cảm của Mặc Tử dành cho nàng Cúc và biết được bệnh tình nghiêm trọng của Hàn Mặc Tử lúc đó, anh họ nàng đồng thời là bạn của thi sĩ họ Hàn – Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho Hoàng Cúc để mong nàng viết thư động viên Hàn Mặc Tử. Thay vì viết thư thăm hỏi đơn thuần, Hoàng Cúc đã gửi kèm một bức bưu ảnh có in hình phong cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. Chính từ bức ảnh và mối tình tha thiết với người con gái xứ Huế đã khơi gợi xúc cảm, trở thành nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

    Trả lời

Viết một bình luận