Em hãy viết một bức thư gửi cho một người thân trong gia đình để kể về tác hại của dịch covid-19.

By Iris

Em hãy viết một bức thư gửi cho một người thân trong gia đình để kể về tác hại của dịch covid-19.

0 bình luận về “Em hãy viết một bức thư gửi cho một người thân trong gia đình để kể về tác hại của dịch covid-19.”

  1. Trong lịch sử 50 năm của cuộc thi, không nhiều lần Liên minh Bưu chính Thế giới UPU chọn chủ đề viết về một loại dịch bệnh và mong muốn giới trẻ thế giới quan tâm đến vấn đề này. Gần đây nhất, năm 2010, chủ đề Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đề nghị các bạn trẻ: “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao sự hiểu biết về HIV/AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng.” Đại dịch HIV/AIDS được phát hiện vào năm 1981 và trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước trở thành đại dịch toàn cầu, gây ra nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Mỗi năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) chọn một vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu và đầy tính nhân văn để đưa ra chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, chúng ta không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết và tình cảm của mình về những vấn đề mang tầm vóc thời đại.

    Tại thời điểm này cũng là vừa tròn một năm thế giới phát hiện ra dấu vết ca nhiễm COVID-19 đầu tiên và không lâu sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo “tình trạng khẩn cấp quốc tế” và công bố dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do nhiễm virus SARS-CoV- 2 là “đại dịch toàn cầu”. Tại thời điểm này, thế giới đã có tới hơn 55 triệu ca nhiễm và hơn 1,25 triệu ca tử vong, tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19 vẫn rất nghiêm trọng và mọi quốc gia trên thế giới đều đang phải gồng mình chống dịch. Nói một cách khác, tại thời điểm này, các quốc gia nói chung và mỗi cá nhân chúng ta nói riêng đều đang có những “trải nghiệm” khác nhau về đại dịch COVID-19.

    Một cách chung nhất, trải nghiệm là sự cảm nhận, trải qua và đọng lại trong ý thức, suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân khi tham gia vào một hoạt động nào đó. Chúng ta đã và đang sống những ngày tháng đầy biến động và nhiều lo âu của “năm COVID-19”. Nói một cách cụ thể hơn, đại dịch COVID-19 đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới rộng lớn, làm thay đổi cuộc sống của mỗi chúng ta. Các em hãy gọi tên chính xác những “trải nghiệm” của mình về đại dịch này để viết trong bức thư của mình nhé. Đó có thể là:

    – Em đã hiểu về dịch bệnh này như thế nào; em đã trang bị những kiến thức cần thiết để biết cách tự bảo vệ bản thân mình và sống chung với nó hay chưa?

    – Dịch bệnh COVID-19 đã có những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, việc học tập, việc gặp gỡ, tiếp xúc với những người xung quanh mình, việc đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, tham quan, du lịch…

    – Em đã từng sống ở một khu vực nào phải cách ly khi khu phố hay ngôi làng của em có người nhiễm COVID-19?

    – Trong gia đình em có những người tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống dịch bệnh, thầm lặng đóng góp vào thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19?

    – Em có giấc mơ nào về việc tìm ra vắc xin phòng chống COVID-19 và thế giới sẽ được bảo vệ trong “trạng thái bình thường mới”?

    – Đặc biệt, là một công dân Việt Nam, em có những trải nghiệm đặc biệt như thế nào về đất nước mình, quốc gia có những thành tựu đáng tự hào trên mặt trận phòng chống dịch COVID-19?

    Trên đây là một số trao đổi của Ban Giám khảo Cuộc thi lần thứ 50 về “trải nghiệm về đại dịch” để các em có thể hình dung các nội dung xoay quanh chủ đề Cuộc thi của chúng ta.

    Chúc các em có những bức thư sáng tạo, giàu cảm xúc và đoạt giải cao trong mùa thi Viết thư Quốc tế UPU năm 2021

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời
  2.                               ……………………., ngày 21 tháng 2 năm 2021

    Bà ngoại yêu quý

    Bà biết không? Những ngày gần đây, ở VN, dịch Covid-19 đã bắt đầu bùng phát trở lại tại 2 tỉnh thành là Hải Dương và Quảng Ninh. Covid-19 là một loại viruts xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc và hiện tại đã bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu với lọai biến thể mới như Sars-CoV-2. Covid-19 làm cho con người có nguy cơ chết rất cao, nếu chữa được thì sau khi điều trị cũng sẽ để ại di chứng đến chục năm. Phải đầu tư vào các trang thiết bị y tế, cung cấp lương thực cho những người cách ly làm cho nên kinh tế bị khủng hoảng. Do nâng mức độ cách ly lên 21 ngày nên: Nhiều công nhân phải bỏ việc, không làm được gì; những người àm nghề tự do thì không kiếm ra tiền. Và Covid-19 đã làm cho cha mẹ phải xa con cái, người thân xa cách nhau. Hiện tại nhà nước ta đang dùng mọi bện pháp để ngăn lần dịch này có thể kiểm soát trước những ngày nồm trời tháng 2 để ngăn chặn viruts phát tán nhanh hơn. Cháu mong dịch Covid-19 mau mau qua đi để cháu được về thăm bà thường xuyên hơn. Yêu bà nhiều!

                                                             Cháu của bà:

                                                           ……………………………

    Trả lời

Viết một bình luận