Giải thik vì sao trâu bò ăn đc rơm rạ Giúp em vs

By Kylie

Giải thik vì sao trâu bò ăn đc rơm rạ
Giúp em vs

0 bình luận về “Giải thik vì sao trâu bò ăn đc rơm rạ Giúp em vs”

  1. Vì trong dạ dày của trâu bò có nhiều vi sinh vật có khả năng tiết ra enzim xenlulaza để phân hủy xơ: Xenlulozơ —-> glucozơ (đường) để sống. Trâu bò sẽ sử dụng glucozơ để lấy đường cho cơ thể, từ đường có thể tổng hợp chất béo, và cơ thể của vi sinh vật sau khi chết tạo ra prôtêin cũng bị trâu bò tiêu hóa luôn. Vì vậy trâu bò chỉ ăn cỏ mà vẩn tổng hợp được đầy đủ các chất cho cơ thể.

    (Nói ngắn gọn hơn là trong dạ dày trâu bò có vi sinh vật cộng sinh)

    Trả lời
  2. Vì trâu bò là thuộc loại nhai lại và dạ dày của các động vật nhai lại chia làm 4 ngăn. Thức ăn được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào ngăn lớn nhất và sẽ nhào trộn với nước bọt. Nếu ngăn lớn đầy, thì trâu bò sẽ ngừng nạp thức ăn và chuyển qua ngăn khác, sau đó trâu bò “ợ” lên nhai lại. Vì bọn chúng hệ nhai lại nên răng nanh không có hoặc biến đổi dạng để phụ cho việc nhai lại này vì vậy thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ

    Ở các động vật nhai lại như trâu, bò, cừu cũng có sự tham gia của các vi sinh vật tiêu hóa celluloz nhưng những vi sinh vật nầy không nằm trong manh tràng mà nằm trong dạ dầy. Dạ dày của động vật nahi lại có bốn túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Khi con vật nhai lần thứ nhất và nuốt, khối thức ăn sẽ đi vào dạ cỏ (rumen) và dạ tổ ong (reticulum). Tại đây, một số lượng lớn các vi sinh vật cộng sinh sẽ lên men các thức ăn có cellulose. Sau đó chúng sẽ từ từ dồn ngược thức ăn lên và nhai lại khối thức ăn nầy. Sau đó khối thức ăn đã được nhai lại sẽ được nuốt vào dạ lá sách (omasum), cuối cùng đi vào dạ múi khế (abomasum) để được tiêu hóa bằng các enzim riêng của động vật

    Trả lời

Viết một bình luận