Giúp em với mọi người 1.cho biết hoàn cảnh của Lang Liêu ? 2. thần đã gợi ý cho Lang Liêu điều gì ? 3. Ý nghĩa của bánh chưng ? Bánh giầy ? 4. Truyền

By aikhanh

Giúp em với mọi người
1.cho biết hoàn cảnh của Lang Liêu ?
2. thần đã gợi ý cho Lang Liêu điều gì ?
3. Ý nghĩa của bánh chưng ? Bánh giầy ?
4. Truyền thuyết này có ý nghĩa gì ?
Gúp em với cảm ơn ạ ‘-‘ 🙂
Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy

0 bình luận về “Giúp em với mọi người 1.cho biết hoàn cảnh của Lang Liêu ? 2. thần đã gợi ý cho Lang Liêu điều gì ? 3. Ý nghĩa của bánh chưng ? Bánh giầy ? 4. Truyền”

  1. 1. Hoàn cảnh của LL:

    + Mẹ chàng trước đây bị vua ghẻ lạnh, ốm rồi chết. 

    + Từ nhỏ đã phải ra ở riêng, chăm chỉ lo việc đồng áng, trồng lúa, khoai

    + Trong khi các anh/em mình đi tìm của ngon vật lạ thì LL lại chỉ biết ngó trước sau, nghĩ thứ g2i để vừa lòng vua cha

    ⇒ Tuy là một Lang nhưng LL ko như các Lang khác mà trong giống một người bình thường. Không có quyền lực  

    2. Thần đã gợi ý cho LL:

    + Lấy những hạt gạo ( lương thực do chính LL làm ra ) để làm một thứ bánh mà lễ Tiên Vương

    3. Ý nghĩa:

    + Quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo

    + Tượng trưng cho trời, đất muôn loài.

    4. Truyền thuyết này có ý nghĩa:  ( Ghi nhớ SGK trang 12 )

    + Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh, vừa phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta

    #Nocopy

    Xin hay nhất

    Trả lời
  2.                                        Bài làm

    Câu 1 : Hoàn cảnh của Lang Liêu :

    Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng,  sống cuộc sống như dân thường.

    Câu 2 : Thần đã gợi ý cho Lang Liêu :

    “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” hãy lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương

    Câu 3 : Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy là :

    Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt

    Câu 4 :

             Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

           Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.

           Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

            Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận