hãy viết bài văn phân tích về chuyện người con gái nam xương có xen kẽ (dùng ngữ liệu của các bài văn khác thêm vào như: chị dậu,bánh trôi nước,..) n

By Kaylee

hãy viết bài văn phân tích về chuyện người con gái nam xương có xen kẽ (dùng ngữ liệu của các bài văn khác thêm vào như: chị dậu,bánh trôi nước,..) nói lên điểm chung là về thân phận của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa??? helpp me!!!!! mik đang cần gấp giúp mik vss nhé

0 bình luận về “hãy viết bài văn phân tích về chuyện người con gái nam xương có xen kẽ (dùng ngữ liệu của các bài văn khác thêm vào như: chị dậu,bánh trôi nước,..) n”

  1. Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa thành công vẻ đẹp truyền thống và số phận oan nghiệt của người phụ nữ đương thời. Điều này được thể hiện qua nghệ thuật dựng truyện và xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy nên đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về làm vợ. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là Đản, từ đó góp phần bộc lộ trọn vẹn tính cách, phẩm hạnh của nàng.một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đảm đang, hiếu thảo, nhất mực thủy chung và hết lòng vun vén, trân trọng hạnh phúc gia đình như thế, đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, tìm được một người chồng tâm lý, cảm thông và sẻ chia những nỗi lo toan cho vợ, nhưng thật éo le và nghịch lý thay, nàng lại phải chịu một cuộc sống gia đình bất hạnh và phải chết trong đau đớn, xót xa, đầy nước mắt. Đó là khi Trương Sinh sau ba năm đi lính trở về, bé Đản không chịu nhận cha, nghe lời nói của con “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”, Trương Sinh nhất nhất cho rằng “vợ hư”. Mặc dù Vũ Nương đã tìm cách để giải thích lại thêm họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng nhưng mối nghi ngờ vợ của Trương Sinh ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Cuối cùng “cái thú vui nghi gia nghi thất” đã không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá cũng không còn có thể được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi đau tuyệt vọng cùng cực, đau đớn.Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với một xã hội phi nhân đã gây ra biết bao khổ đau cho con người. Mặc dù truyện cũng cách xa chúng ta vào thế kỉ rồi nhưng tính thời sự của truyện vẫn còn vang vọng tới ngày hôm nay.

    Trả lời

Viết một bình luận