II.PHẦN LÍ THUYẾT 1.Hiện tượng mưa xảy ra khi nào? Mưa ở các dạng nào? 2Phân bố mưa trên Trái Đất như thế nào? Việt Nam nằm ở vị trí có lượng mưa trun

By Sarah

II.PHẦN LÍ THUYẾT
1.Hiện tượng mưa xảy ra khi nào? Mưa ở các dạng nào?
2Phân bố mưa trên Trái Đất như thế nào? Việt Nam nằm ở vị trí có lượng mưa trung bình khoảng bao nhiêu?
3.Trái Đất chia làm các đới khí hậu nào? Đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới, ôn đới?
4.Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?
5.Phân loại hồ thành các loại nào?
6.Sông, hồ có giá trị như nào đối với đời sống , sản xuất của con người?
7.Kể tên 10 con sông lớn trên thế giới và Việt Nam.

0 bình luận về “II.PHẦN LÍ THUYẾT 1.Hiện tượng mưa xảy ra khi nào? Mưa ở các dạng nào? 2Phân bố mưa trên Trái Đất như thế nào? Việt Nam nằm ở vị trí có lượng mưa trun”

  1. 1. – Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra khi có sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.

        – Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.

    2. *Phân bố mưa trên Trái Đất như thế nào?

     Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

    – Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

    *Việt Nam nằm ở vị trí có lượng mưa trung bình khoảng bao nhiêu?

    – Khí hậu nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lương mưa tương đối cao so với các khu vực khác có cùng vĩ độ.
    – Lượng mưa trung bình hàng năm nước ta từ 1.500 đến 2.000 mm.

    3. *Trái Đất chia làm các đới khí hậu nào?

    –  Có 5 vành đai nhiệt, tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh).

    * Đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới, ôn đới?

    – Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20″C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

    – Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
    4. Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?

    Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. 

    – Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).

    5.Phân loại hồ thành các loại nào?

    – Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
    + Hồ nước mặn
    + Hồ nước ngọt
    – Theo nguồn gốc hình thành:
    + Hồ vết tích của sông.
    + Hồ trên miệng núi lửa.
    + Hồ nhân tạo.

    6.Sông, hồ có giá trị như nào đối với đời sống , sản xuất của con người?

    – Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ
    – Giá trị thuỷ điện
    – Giao thông vận tải và du lịch
    – Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
    – Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.

    7.Kể tên 10 con sông lớn trên thế giới và Việt Nam.

    – Sông Nile

    –  Sông Amazon

    – Sông Trường Giang

    – Sông Hoàng Hà

    – Sông Congo

    – Sông Mekong

    -Sông Hồng 

    – Sông Cửu Long 

    – Sông Dương Tử

    – Sông Lena

    Trả lời
  2. Câu 1:

    – Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa.

    – Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, một số các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.

    Câu 2:

    – Mưa phân bố không đồng đều

    – Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm

    Câu 3: 

    – Trái đất chia thành 5 đới khí hậu: 2 đới lanh (hàn đới), 2 đới ôn hòa (ôn đới) và 1 đới nóng (nhiệt đới)

    – Đặc điểm của đới khí hậu:

    + Nhiệt đới:

         Nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20″C)

         Trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng).

         Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn

         Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
    + Ôn đới:

         Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường

         Lượng nhiệt trung bình

         Các mùa thể hiện rất rõ trong năm

         Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới

         Lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
    Câu 4:

    – Hệ thống sông:

      + Là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính.

      + Bao gồm:

               phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính)

               sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển)

    – Lưu vực sông:

      + Là vùng diện tích mà tại đó tất cả nước trên bề mặt, nước mưa, băng tuyết hội tụ và nước chảy dồn về theo cùng một dòng.

      + Bao gồm dòng chính và tất cả các phụ lưu, chi lưu.

    Câu 5: 

    – Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau như:

       +Hồ móng ngựa (hồ vết tích của các khúc sông): là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại.

              Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)

       + Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn.

              Ví dụ: Phần Lan, Canada…

       + Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông

       + Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo.

              Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi

       + Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông

    – Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm hai loại tiếp:

       + Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa.

               Ví dụ: Hồ Ba Bể, Biển Hồ.   

       + Hồ nước mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước kia là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng

    Theo nguồn gốc hình thành còn có:

       + Hồ nhân tạo (còn gọi là thủy đàm)

       + Hồ tự nhiên

    Câu 6: Giá trị của sông, hồ đối với đời sống, sản xuất của con người:

    +Cung cấp nước

    +Cung cấp một số loại thủy sản (cá, tôm, sứa,…)

    +Thủy điện

    +Du lịch

    Câu 7:

    sông Mê Công, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin, sông Amazon, sông Mê Công, sông Lena, sông Ấn, sông Zambezi, sông Niger,…

    (Nhớ tích 5 sao và chọn ctlhn nha)

    Trả lời

Viết một bình luận