kể tên các hình thức học tập và một số tập tính phổ biến? nêu 1 ví dụ về các hình thức học tập hoăc 1 tập tính phổ biến của động vật mà em biết? ứng d

By Abigail

kể tên các hình thức học tập và một số tập tính phổ biến? nêu 1 ví dụ về các hình thức học tập hoăc 1 tập tính phổ biến của động vật mà em biết? ứng dụng kiến thức về tập tính vào trong đời sống và sản xuất.

0 bình luận về “kể tên các hình thức học tập và một số tập tính phổ biến? nêu 1 ví dụ về các hình thức học tập hoăc 1 tập tính phổ biến của động vật mà em biết? ứng d”

  1. I. Các hình thức học tập

    1. Quen nhờn là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.

    2. In vết là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.

    3. Điều kiện hóa

    a) Điều kiện hóa đáp ứng

    Do sự hình thành những mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

    b) Điều kiện hóa hành động

    Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

    4. Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được.

    5. Học khôn là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình huống mới. Học khôn gặp ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển.

    II. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

    1. Tập tính kiếm ăn

    – Tác nhân kích thích: hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi…

    – Động vật có tập tính kiếm ăn khác nhau.

    – Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh.

    – Động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn chủ yếu là tập tính học được từ bố mẹ, đồng loại hoặc kinh nghiệm bản thân.

    2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

    – Mục đích: Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

    – Tập tính bảo vệ lãnh thổ ở mỗi loài khác nhau: dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ, đe dọa hoặc tấn công, chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập.

    – Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài cũng khác nhau.

    3. Tập tính sinh sản

    – Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.

    – Tác nhân kích thích: môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra…) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục).

    – Hành động: ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non →→ Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

    4. Tập tính di cư: Một số loài cá, chim, thú… thay đổi nơi sống theo mùa nhằm tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

    5. Tập tính xã hội

    – Là tập tính sống bầy đàn.

    a) Tập tính thứ bậc

    Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc nhằm duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau.

    b) Tập tính vị tha là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.

    III. ỨNG DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT

    – Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo… làm xiếc.

    – Săn bắn: Dạy chó, chim ưng đi săn mồi.

    – Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.

    – Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.

    – An ninh quốc phòng: Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma túy, tội phạm…

     

    Trả lời

Viết một bình luận