mai mình thi rồi các bạn ơi giúp mình đề này nha đây là dành cho các bạn chịu khó nè tầm 3,5 trang giấy cấp 2 nha Viết bài văn nghị luận l

By Adalynn

mai mình thi rồi các bạn ơi giúp mình đề này nha
đây là dành cho các bạn chịu khó nè
tầm 3,5 trang giấy cấp 2 nha
Viết bài văn nghị luận lớp 7 chứng minh và giải thích câu nói của Lê-nin Học-học nữa-học mãi

0 bình luận về “mai mình thi rồi các bạn ơi giúp mình đề này nha đây là dành cho các bạn chịu khó nè tầm 3,5 trang giấy cấp 2 nha Viết bài văn nghị luận l”

  1. Cho cậu bài văn 8 của mình

                 Trong cuộc sống của chúng ta, để mở mang đc nhiều kiến thức mới, những công thức, những lời giải hay thì đều phải học. Vì vậy Lênin đã có câu “Học, học nữa, học mãi”. Để khuyên chúng ta phải biết cố gắng trong học tập, có ý chí vươn lên để sánh vai với các bạn năm châu.

                  Vậy học là gì? Học là một hoạt động tìm hiểu, trau dồi và khám phá những điều mới lạ mà ta chưa biết đến. Tích lũy các kiến thức ở lớp, ở trường và ở bên ngoài xã hội. Học nữa, học mãi là gì? Học nữa, học mãi là tiếp tục học, học ko ngừng nghỉ, học đến khi nào ko học đc nữa thì thôi. Câu nói “Học, học nữa, học mãi” khuyên chúng ta phải cố gắng học để mở mang kiến thức đc nhiều hơn nữa

                  Việc học cũng mang lại rất nhiều lợi ích và ý nghĩa cho chũng ta. Nó giúp ta mở mang và hiểu biết đc nhiều kiến thức mới mẻ. Giusp ta nâng cao trình độ hiểu biết về thế giới xung quanh, như thiên nhiên, công nghệ….Học để làm việc giao tiếp và chung sống với mỗi người trong xã hội. Học cũng để khẳng định đc mình là người có học thức, hiểu biết rộng rãi về môi trường và thế giới. Dẫn chứng điển hình là Bác Hồ. Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, năm đó Bác mới 21 tuổi vẫn còn rất trẻ. Bác đã đi rất nhiều nước trên thế giới, tìm tòi và đã nói đc 29 thứ tiếng. Điều đó chứng tỏ rằng Bác rất kiên trì, kiên cường để học va tìm hiểu các nước bạn bè năm châu. Vì thế chúng ta hãy noi gương người anh hùng vĩ đại của dân tộc để nỗ lực học tập giống như Bác. Ru xô , một nhà tư tưởng, nhà giáo dục học người Pháp. Ông chỉ đc học 2 năm tiểu học trong nhà trường vì có quá nhiều câu hỏi. Trong thời giann ở nhà, ông đã tìm hiểu và học ở nhà, vì thế nhà tư tưởng Ru xô đã có một tương lai rất sáng lạng. Những dẫn chứng trên khuyên nhủ chúng ta hãy cố gắng học để tương lai có một thành công như mình mơ ước. Tuyên dưỡng những người có tính hiếu học, thích học hỏi và tự giác trong việc học. Đồng thời phê phán những con người lười học, thiếu tự giác, chá nản trong học tập và làm việc. Những người như thế thường sẽ ko có một tương lai tốt đẹp. Vì vậy chúng ta phải tìm ra giải pháp phương pháp học hiệu quả cho chính mình. Việc học theo ta suốt đời, theo ta cả đến lúc già đi.

                    Việc học rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Chúng ta học để làm việc, học để sánh vai với các cường quốc năm châu. Là một học sinh như em, em cần phải nỗ lực trong việc học của mình, tuyên truyền cho mọi người biết rằng việc học rất quan trọng. Chúng ta hãy học khi còn có thể.

    Trả lời
  2. Đất nước ngày càng phát triển, chúng ta đang tiến lên theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, cần có những người có đầy đủ kiến thức khoa học kĩ thuật, văn hoá… để tiếp xúc với cái mới. Học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người cần phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Lê-nin đã từng nhắc nhở: Học, học nữa, học mãi!. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.

    Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức của thầy cô giáo, của những người đi trước truyền lại, nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt trong xã hội. Học ở đây không chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ đã dạy ta học ăn, học nói, học cách cư xử trong cuộc sống. Đến tuổi đi học, chúng ta được học tập theo chương trình của từng cấp học với sự dạy dỗ tận tình của thầy, cô giáo. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, chúng ta còn học qua bạn bè, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

    Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu, nếu ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu, hơn nữa yêu cầu xã hội ngày càng cao, là học sinh, sinh viên… lại càng cần phải học một cách toàn diện, đầy đủ, học lí thuyết gắn với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn.

    Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là giọt nước. Điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với bằng cấp mà mình đã có mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại, vì thế con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để nâng cao năng suất lao động.

    Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu rằng: Nhân bất học bất tri lí; Ấu bất học lão hàn vi. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao nhân loại. Thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu. Nếu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước ta giàu đẹp, văn minh, Tổ quốc Việt Nam sẽ sánh vai các cường quốc năm châu. Một đất nước ấm no, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sống đầy đủ, hạnh phúc hơn. Như vậy, học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khóa mở cửa mọi khó báu trên đời.

    Tóm lại, tuổi chúng ta còn trẻ, chúng ta cần phải tranh thủ học tập tốt. Đừng bao giờ cho rằng học đã đủ mà hãy nhớ rằng cần học nhiều hơn nữa để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Đừng bao giờ hỏi rằng mình đã được những gì mà hãy tự hỏi rằng mình đã học và đã làm gì cho đất nước và đừng quên lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi! Hãy xem lời dạy của Lê-nin là kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của chúng ta.

    Giải thích câu nói của Lênin học học nữa học mãi – Mẫu 10

    Chúng ta sinh ra vốn đều là một con số không tròn trĩnh, nhờ quá trình học tập và tiếp thu những kinh nghiệm đời sống mà mở mang trí thức và tầm hiểu biết. Bởi vậy, việc học đóng vai trò rất quan trọng, học không phải ngày một, ngày hai, không phải trong phút chốc mà là học cả đời, học mãi mãi, như V. Lenin từng nhận định: “Học, học nữa, học mãi”.

    Để hiểu rõ hơn câu nói của Lênin, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó nhé. “Học” là việc thu nhận những kiến thức về khoa học, lịch sử, địa lý, văn học,…vào bản thân để nâng cao nhận thức. Học tập ở mọi nơi, học ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Học không chỉ trên lí thuyết mà còn phải biết vận dụng và đời sống. Phải biết trau dồi và rèn luyện kỹ năng, đúc rút những giá trị sống cho bản thân để ngày càng hoàn thiện mình hơn. “Học nữa” là phải học liên tục, học từ cái đơn giản đến phức tạp, nó được xem như một quá trình vậy, phải không ngừng nâng cao trí thức của mình, từ thấp đến cao. “Học mãi” nghĩa là quá trình học ấy sẽ không có hồi kết mà phải luôn luôn nghiên cứu luôn luôn đổi mới cập nhật những kiến thức để phát triển bản thân. Học mãi mãi học tập suốt đời, học không ngừng nghỉ, học ở mọi nơi. Câu nói của Lê-nin khuyên chúng ta phải siêng năng, chăm chỉ học tập, phải không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại để có cho mình vốn học thức sâu rộng và uyên thâm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và quê hương văn minh giàu đẹp.

    Thật vậy, sự học là rất cần thiết. Nguồn trí thức thì sâu rộng như biển lớn, sự hiểu biết của con người thì hữu hạn, như một giọt nước giữa đại dương, như một hạt cát giữa sa mạc. Bởi vậy, mà chúng ta cần phải học tập, thông qua học tập chúng ta mới hiểu biết hơn, mới thoả những sự tò mò và sức sáng tạo của mình. Người ham học là người không bao giờ thỏa mãn với những gì mình biết, phải thắc mắc, tìm tòi, lý giải những cái mới, những cái khó để nâng cao hiểu biết của bản thân. Việc học không phân biệt độ tuổi, trình độ hay ngành nghề, mọi công dân đều có nghĩa vụ và trách nhiệm phải học. Dù là khi còn nhỏ hay đã về già, tuổi tác hay thời gian không thể làm ngăn trở việc học. Dù chỉ còn một ngày để sống thì sự học ấy vẫn phải tiếp tục diễn ra.

    Chăm chỉ học tập giúp chúng ta mở mang trí thức, tự tin vào bản thân hơn. Học nhiều, hiểu biết nhiều sẽ làm được nhiều việc có ích, năng cao thu nhập, giúp đỡ những người học kém hơn mình. Việc học giúp chúng ta chạm đến những ước mơ mà từ nhỏ từng ấp ủ, giúp ta giải quyết những vấn đề đặt ra một cách logic và hiệu quả hơn nhiều. Học càng cao, càng giỏi giang ta càng khẳng định được chính mình trong các mối quan hệ xã hội, tạo sự tin tưởng và làm nền cho tương lai. Từ đó,ta có thể nghiên cứu sâu rộng rộng hơn, đưa nền giáo dục nước nhà sánh ngang với thế giới, năm châu.

    Thực tế chứng minh, càng ham học càng dễ thành tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bôn ba qua nhiều nước, trải qua nhiều nghề cùng với sự chăm chỉ tôi luyện mà có vốn học thức sâu rộng, tài ba, thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau. Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, ngày học lỏm ở trường, đêm về bắt đom đóm lấy ánh sáng học, mà thành tài. Anh Lê Vũ Hoàng ở Quảng Bình mẹ bị bệnh nặng, nhà lại nghèo không có tiền chữa chạy, nhưng bằng sự nỗ lực, phấn đấu học tập cùng khao khát chiến thắng đã giúp anh đến được đỉnh vinh quang của vòng nguyệt quế. Và còn nhiều nhiều những tấm gương khác trong đời sống bằng quá trình rèn luyện và học hành mà thành.

    Khiêm tốn học hỏi mọi nơi dù ở đâu, làm gì bởi kiến thức có ở quanh ta. Vì vậy hãy hành động và kết tinh cho mình những tri thức tuyệt vời của nhân loại. Câu nói của Lê-nin mang nhiều giá trị, soi rọi, dẫn lối cho mỗi chúng em bước tiếp những bước tiến trên con đường học vấn của mình để thành công, trước hết là cho chính mình, sau nữa là mang vinh quang về cho gia đình, quê hương đất nước. Hiện nay, có một số bạn vì lười biếng, chơi bời, cùng những cám dỗ mà các bạn trẻ tốn thời gian, hoang phí vào những thứ vô bổ, tụ tập ăn chơi, phí hoài tuổi thanh xuân. Bỏ bê việc học tập, không quan tâm đến trường lớp, bạn bè, thầy cô, điều đó thật sự rất tai hại.

    Chúng ta, mỗi người hãy ý thức được việc học là cho chính mình, phải phấn đấu mỗi ngày, học ngừng nghỉ, học cả kiến thức và trau dồi cả những tình cảm tốt đẹp cho bản thân để phát triển toàn diện, ngày càng hoàn thiện mình hơn. Nhưng ta cũng cần tinh chọn để học hỏi những điều hay, lẽ phải, những tinh hoa, cái đẹp, tránh xa những cái xấu, những cám dỗ của đời sống.Câu nói của Lê-nin như một nguồn ánh sáng có ý nghĩa lớn lao mang tính thời đại mà mỗi thế hệ cần phải học tập.

    Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dàn ý chi tiết và 10 bài văn mẫu cho đề bài Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi của Lênin. Đây là tài liệu hay không chỉ giúp các em biết cách lập dàn ý, mà còn giúp các em biết cách giải thích câu nói Học học nữa học mãi một cách ngắn gọn, hoặc theo cách đầy đủ chi tiết.

    Trả lời

Viết một bình luận