Một hỗn hợp X gồm 2 anken. Để đốt cháy 1 lít X cần 3,9 lít O2. Trong X, thành phần thể tính của chất có khối lượng phân tử lớn hơn nằm trong khoảng 25

By Aaliyah

Một hỗn hợp X gồm 2 anken. Để đốt cháy 1 lít X cần 3,9 lít O2. Trong X, thành phần thể tính của chất có khối lượng phân tử lớn hơn nằm trong khoảng 25% – 35%.
a) Xác định công thức phân tử của 2 anken
b) Trộn lẫn 5,6 lít hỗn hợp trên vào V lít H2 (đktc) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với xúc tác Ni một thời gian cho đến khi các chất trong X đã tham gia phản ứng thu được hỗn hợp khí Z. Dẫn Z đi qua dung dịch Br2 dư được 4,48 lít Z1 chỉ gồm 2 khí. Khối lượng dung dịch Br2 tăng 1,82 (gam). Z1 có tỉ khối so với H2 là 19,2. Tính V và phần trăm mỗi chất trong X (tham gia phản ứng)

0 bình luận về “Một hỗn hợp X gồm 2 anken. Để đốt cháy 1 lít X cần 3,9 lít O2. Trong X, thành phần thể tính của chất có khối lượng phân tử lớn hơn nằm trong khoảng 25”

  1. Đáp án:

     a. $C_2H_4;C_4H_8$

    b. V = 4,48

    % pư đều = 80%

    Giải thích các bước giải:

     Gọi công thức chung của 2 anken là $C_nH{2n}$

    $C_nH{2n}+\dfrac{3n}{2}O_2\xrightarrow{t^o}nCO_2+nH_2O$

    Theo PTHH : $n\dfrac{n_{O_2}}{n_{anken}}=\dfrac{3n}{2\\}⇔\dfrac{V_{O_2}}{V_{anken}}=\dfrac{3n}{2}⇒ n = 2,6$

    ⇒ 1 anken là $C_2H_4$

    Gọi công thức của anken còn lại là $C_mH_{2m}\ và\ V_{C_2H_4}=a, V_{C_mH_{2m}}=b$

    $⇒\dfrac{a.2+b.m}{a+b}=2,6⇒2a+bm=2,6a+2,6b⇔(m-2,6)b=0,6a⇔\dfrac{b}{a}=\dfrac{0,6}{m-2,6}(1)$

    Do chất có KLPT lớn chiếm 25% -35%  ⇒ $0,25< \dfrac{b}{a+b}< 0,35$

    $⇔ \dfrac{1}{3}<\dfrac{b}{a}<\dfrac{7}{13}(2)$

    Thay (2) vào (1) ⇒3,7<m<4,2⇒ m=4. Vậy anken còn lại là $C_4H_8$

    b. Xét trong 1 lít hỗn hợp, ta có: 

    $C_2H_4+3O_2\xrightarrow{t^o}2CO_2+2H_2O\\C_4H_8+6O_2\xrightarrow{t^o}4CO_2+4H_2O$

    $V_{C_2H_4}+V_{C_4H_8}=1; 3V_{C_2H_4}+6V_{C_4H_8}=3,9\\ ⇒V_{C_2H_4}=0,7;V_{C_4H_8}=0,3\\⇒\dfrac{n_{C_2H_4}}{n_{C_4H_8}}=\dfrac{V_{C_2H_4}}{V_{C_4H_8}}=\dfrac{7}{3}$

    *Tính V:

    Xét trong 5,6 lít hh X: 

    $n_X=0,25 ⇒ n_{C_2H_4}=0,175\ mol; n_{C_4H_8}=0,075\ mol⇒m_X=9,1g$

    $X+H_2\to Z$

    Dẫn Z qua Bình đựng Brom ⇒ lượng khí bị giữ lại = khối lượng  bình tăng=1,82

    và $m_{Z_1}=0,2.19,2.2=7,68g ⇒m_Z=1,82+7,68=9,5g$

    Áp dụng bảo toàn khối lượng 

    $m_X+m_{H_2}=m_Z⇒m_{H_2}=9,5-9,,1=0,4 ⇒n_{H_2}=0,2\ mol ⇒ V=2,28\ lít$

    *Tính phần trăm các chất pư

    $C_2H_4+H_2\to C_2H_6\\C_4H_8+H_2\to C_4H_{10}$

    $Z_1$ không phản ứng với Brom, có M =19,2.2 =38,4 ⇒ $Z_1$ gồm: $C_2H_6; C_4H_10$

    Ta có hệ: $\left\{ \begin{array}{l}
    {n_{{C_2}{H_6}}} + {n_{{C_4}{H_{10}}}} = 0,2\\
    30.{n_{{C_2}{H_6}}} + 58{n_{{C_4}{H_{10}}}} = 7,68
    \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    {n_{{C_2}{H_6}}} = 0,14\\
    {n_{{C_4}{H_{10}}}} = 0,06
    \end{array} \right.$

    Vậy $n_{C_2H_4\ pư}=n_{C_2H_6}=0,14; ⇒\%pư\ C_2H_4=80\%\\n_{C_4H_8\ pư}=n_{C_4H_{10}}=0,6;⇒\%pư\ C_4H_{10}=80\%$

    Trả lời

Viết một bình luận