một thỏi kim loại có khối lượng 500g ở 105 độ C được thả vào 300g nước ở 25 độ C làm nước tăng lên tới 45 độ C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và m

By Rose

một thỏi kim loại có khối lượng 500g ở 105 độ C được thả vào 300g nước ở 25 độ C làm nước tăng lên tới 45 độ C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường ngoài. tính nhiệt độ của kim loại ngay khi có cân bằng nhiệt và tính nhiệt dung riêng của kim loại?

0 bình luận về “một thỏi kim loại có khối lượng 500g ở 105 độ C được thả vào 300g nước ở 25 độ C làm nước tăng lên tới 45 độ C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và m”

  1. Đáp án:

     $t = 45^0C$ 

    $c = 840J/kg.K$

    Giải thích các bước giải:

     Nhiệt độ của thỏi kim loại khi có cân bằng nhiệt bằng nhiệt độ cân bằng là $t = 45^0C$ 

    Gọi nhiệt dung riêng của khối kim loại là c. 

    Nhiệt lượng mà khối kim loại toả ra là: 

    $Q_{toả} = m.c(105 – 45) = 0,5.c.60 = 30c$ 

    Nhiệt lượng mà nước thu vào để nóng lên là 

    $Q_{thu} = m_{nước}.c_{nước}(45 – 25) = 0,3.4200.20 = 25200J$ 

    Phương trình cân bằng nhiệt $Q_{toả} = Q_{thu}$ hay: 

    $30c = 25200$ 

    $<=> c = 840$ 

    Vậy nhiệt dung của kim loại là $c = 840J/kg.K$

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Nhiệt độ cuối cùng của nước là 45°C nên nhiệt độ cuoi cùng của kim loại đó ngay khi có sự cân bằng nhiệt là 45°C

    Gọi c (J/kg.K) là nhiệt dung riêng của kim loại đó

    Nhiệt lượng mà kim loại đó tỏa ra

    Q1=0,5.c.(105-45)=30.c (J)

    Nhiệt lượng mà nước thu vào

    Q2=0,3.4200.(45-25)=25200 (J)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt :

    Q1=Q2

    => 30.c=25200

    => c = 840 J/kg.K

    Vậy nhiệt dung riêng của kim loại đó là 840J/kg.K

    Trả lời

Viết một bình luận