những câu hỏi để kt 15 phút hình học 8 vs mình ms học xog luyện tập của hình bình hành giúp mình với nha ;

By Claire

những câu hỏi để kt 15 phút hình học 8 vs mình ms học xog luyện tập của hình bình hành giúp mình với nha ;

0 bình luận về “những câu hỏi để kt 15 phút hình học 8 vs mình ms học xog luyện tập của hình bình hành giúp mình với nha ;”

  1. Đáp án:

    Giải thích các bước giải: hc đường trung bình để tính ra độ dài x

    Chứng minh tứ giác là hình bình hành

    Tứ giác là hình gì? Vì sao?

    Trả lời
  2. Đáp án:

    Giải thích các bước giải: Câu 1: Các tứ giác ABCD, EFGH & hình vẽ bên dưới có phải là hình bình hành hay không?

    Lời giải:

    Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có cạnh đối AD // BC và AD = BC bằng 3 cạnh ô vuông.

    Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.

    EH = FG là đường chéo hình chữ nhật có cạnh 1 ô vuông và cạnh 3 ô vuông

    Câu 2: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Chứng minh rằng: DE = BF

    Lời giải:

    Ta có: AB = CD (tính chất hình bình hành)

    EB = 1/2 AB (gt)

    FD = 1/2 CD (gt)

    Suy ra: EB = FD (1)

    Mà AB // CD (gt)

    ⇒ BE // FD (2)

    Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BEDF là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

    ⇒ DE = BF (tính chất hình bình hành)

    Câu 3: Cho hình bình hành ABCD. Tia phân giác của góc A cắt CD ở M. Tia phân giác của góc C cắt AB ở N. Chứng minh rằng AMCN là hình bình hành.

    Lời giải:

    Ta có: ∠A = ∠C (tính chất hình bình hành)

    ∠A2 = 12 ∠A (gt)

    ∠C2 = 12 ∠C (gt)

    Suy ra: ∠A2 = ∠C2 (gt)

    AB // CD (gt)

    Hay AN // CM (1)

    Mà ∠N1 = ∠C2(so le trong)

    Suy ra: ∠A2= ∠N1

    AM // CN (vì có cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AMCN là hình bình hành.

    Câu 4: Hình bên cho ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng AECF là hình bình hành.

    Lời giải:

    Gọi O là’giao điểm của AC và BD, ta có:

    OA = OC (tính chất hình bình hành) (1)

    Xét hai tam giác vuông AEO và CFO, ta có:

    ∠(AEO) = ∠(CFO) = 90o

    OA = OC (chứng minh trên)

    ∠(AOE) = ∠(COF) (đối đỉnh)

    Do đó ΔAEO = ΔCFO (cạnh huyền, góc nhọn)

    ⇒ OE = OF’ (2)

    Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AECF là hình bình hành (vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).

    Câu 5: Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

    Lời giải:

    Nối đường chéo AC.

    Trong ΔABC ta có:

    E là trung điểm của AB (gt)

    F là trung điểm của BC (gt)

    Nên EF là đường trung bình của ΔABC

    ⇒EF//AC và EF = 1/2 AC

    (tính chất đường trung hình tam giác) (1)

    Trong ΔADC ta có:

    H là trung điểm của AD (gt)

    G là trung điểm của DC (gt)

    Nên HG là đường trung bình của ΔADC

    ⇒ HG // AC và HG = 1/2 AC (tính chất đường trung bình tam giác) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra: EF // HG và EF = HG

    Vậy tứ giác EFGH là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau).

    Câu 6: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB, Đường chéo BD cắt AI, UK theo thứ tự ở E, F. Chứng minh rằng DE = EF = FB

    Lời giải:

    Ta có: AB = CD (tính chất hình bình hành)

    AK = 1/2 AB (gt)

    CI = 1/2 CD (gt)

    Suy ra: AK = CI (1)

    Mặt khác: AB // CD (gt)

    ⇒ AK // CI (2)

    Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AKCI là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau).

    ⇒ AI // CK

    Trong ΔABE, ta có:

    K là trung điểm của AB (gt)

    AI // CK hay KF // AE nên BF = EF (tính chất đường trung bình tam giác)

    Trong ΔDCF, ta có:

    I là trung điểm của DC (gt)

    AI // CK hay IE // CF nên DE = EF (tính chất đường trung bình tam giác)

    Suy ra: DE = EF = FB

    Câu 7: Tính các góc của hình bình hành ABCD biết:

    ∠A = 110o

    ∠A – ∠B = 20o

    Lời giải:

    a, Tứ giác ABCD là hình bình hành.

    ⇒ ∠C = ∠A = 110o (tính chất hình bình hành)

    ∠A + ∠B = 180o (2 góc trong cùng phía bù nhau)

    ⇒ ∠B = 180o – 110o = 70o

    ∠D = ∠B = 70o (tính chất hình bình hành)

    b, Tứ giác ABCD là hình bình hành.

    ⇒∠A + ∠B = 180o (2 góc trong cùng phía bù nhau)

    ∠A – ∠B = 20o (gt)

    Suy ra: 2∠A = 200o ⇒ ∠A = 100o

    ∠C = ∠A = 100o (tính chất hình bình hành)

    ∠A = ∠A – 20o = 100o – 20o = 80o

    ∠D = ∠B = 80o (tính chất hình bình hành)

    Câu 8: Trong các tứ giác ở hình dưới đây, hình nào là hình bình hành.

    Lời giải:

    * Tứ giác ABCD là hình bình hành vì AB // CD và AB = CD.

    * Tứ giác IKMN là hình bình hành vì có ∠I = ∠M = 70o và ∠K = ∠N = 110o

    Câu 9: Chu vì hình bình hành ABCD bằng l0cm, chu vi tam giác ABD bằng 9cm. Tính độ dài BD.

    Lời giải:

    Chu vì hình bình hành ABCD bằng 10cm nên (AB + CD).2 = 10(cm)

    ⇒ AB + AD = 102 = 5(cm)

    Chu vi của ΔABD bằng:

    AB + AD + BD = 9(cm)

    ⇒ BD = 9 – (AB + AD) = 9 – 5 = 4(cm)

    Câu 10: Hình bên dưới, cho ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng AE //CF.

    Lời giải:

    Gọi O là giao điểm của AC và BD, ta có:

    OA = OC (tính chất hình bình hành)

    OB = OD

    Xét ΔAEB và ΔCFD, ta có:

    AB = CD (tính chất hình bình hành)

    ∠(ABE) = ∠(CDF) (so le trong)

    BE = DF (gt)

    Do đó: ΔAEB = ΔCFD (c.g.c) ⇒ BE = DF

    Tacó: OB = OE + BE

    OD = OF + BF

    Suy ra: OE = OF

    Suy ra tứ giác AECF là hình bình hành (vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường) ⇒ AE // CF.

    Câu 11: Cho hình hình hành ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng:

    a, EMNF là hình bình hành

    b, Các đường thẳng AC, EF, MN đồng quy.

    Lời giải:

    a, Xét tứ giác AECF, ta có:

    AB // CD (gt)

    Hay AE //CF

    AE = 1/2 AB

    AB = CD (tính chất hình bình hành)

    Suy ra: AE = CF

    Tứ giác AECF là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau) ⇒ AF //CE hay EN // FM (1)

    Xét tứ giác BFDE ta có:

    AB // CD (gt) hay BE // DF

    BE = 1/2 AB (gt)

    DF = 1/2 CD (gt)

    AB = CD (tính chất hình bình hành)

    Suy ra: BE = DF

    Tứ giác BFDE là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau) ⇒ BF//DE hay EM // FN (2)

    Từ (1) và (2) suy ra tứ giác EMNF là hình bình hành (theo định nghĩa hình bình hành).

    b, Gọi O là giao điểm của AC và EF

    Tứ giác AECF là hình bình hành ⇒ OE = OF

    Tứ giác EMFN là hình bình hành trên hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

    Suy ra: MN đi qua trung điểm O của EF.

    Vậy AC, EF, MN đồng quy tại O

    Trả lời

Viết một bình luận