Những tìm nâng tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng ĐNB Mng giúp em với ạ

By Kylie

Những tìm nâng tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng ĐNB
Mng giúp em với ạ

0 bình luận về “Những tìm nâng tự nhiên để phát triển kinh tế của vùng ĐNB Mng giúp em với ạ”

  1. Các thế mạnh về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:

    * Thuận lợi:- Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…

    – Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả…

    – Các vũưng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế -> phát triển giao thông vận tải biển.

    – Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa – Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển…thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

    – Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).

    b) Các hạn chế:

    + Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển

    + Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh

    + Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.

    Trả lời
  2. – Vị trí địa lí:

    + Giáp Tây Nguyên – vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện, duyên hải Nam Trung Bộ – vùng có ngành thủy sản phát triển và giáp với Đồng bằng sông Cửu Long – vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

     + Giáp Cam-pu-chia, giao lưu, buôn bán thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư).

    + Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới

    + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên được Nhà nước tập trung phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    – Tự nhiên:

    + Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

    + Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

    + Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện.

    +Sinh vật:

         Vùng biển có nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

         Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.

    + Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam giúp phát triển công nghiệp.

    – Kinh tế – xã hội:

    + Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

    + Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

    + Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

    + Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả ở trong và ngoài nước.

    Trả lời

Viết một bình luận