Phân tích khổ đầu của bài thơ ông đồ nêu BPTT rồi `=>` Ý nghĩa

By Vivian

Phân tích khổ đầu của bài thơ ông đồ
nêu BPTT rồi `=>` Ý nghĩa

0 bình luận về “Phân tích khổ đầu của bài thơ ông đồ nêu BPTT rồi `=>` Ý nghĩa”

  1. – ” Mỗi năm hoa đào nở “. Mở đầu khổ thơ đã mở ra một khung cảnh Tết ngập tràn hoa đào nở, đẹp biết bao, lãng mạn biết bao. Một quy luật của tự nhiên ” mỗi năm ” đã là điểm nhấn đầu tiên của cả bài.

    – ” Lại thấy ông đồ già “. ” Lại ” là một từ ngữ chỉ tần suất, khung cảnh Tết lúc nào cũng gặp ông Đồ – người viết chữ tài hoa, sắc sảo.

    – ” Bày mực Tàu, giấy đỏ “. Mực Tàu là loại mực được du nhập từ khá lâu vào nền văn học Việt Nam thời phong kiến, những đã trở thành một nét văn hoá của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế kỉ. ” Giấy đỏ ” là loại giấy có màu đỏ, dùng để viết chữ làm nền cho ngòi bút tạo nên những từ ngữ hay để lại cho người mua của ông Đồ.

    – ” Bên phố đông người qua “. Khung cảnh Tết đông vui, tấp nập, náo nức, biết bao nhiêu người thuê viết, khen tài năng, ngòi bút sắc sảo, tuyệt trác của ông Đồ.

    `=>` Khổ thơ đầu thực sự đã gợi ra trước mắt người đọc một khung cảnh Tết rộng ràng, đông vui bên cạnh ông Đồ già làm cho người đọc cảm nhận được truyền thống văn hoá của dân tộc. Nhưng cũng là bước đà làm cho hình ảnh ông Đồ đi vào dĩ vãng, ít người biết đến và dần lãng quên họ.

    #Chúc bạn học tốt !

    Trả lời
  2. – Hình ảnh ông Đồ xuất hiện như một thói quen “Mỗi năm hoa đào nở, Lại thấy ông đồ già”. Thời gian “mỗi năm” với hình ảnh “hoa đào nở” làm hiện lên hình ảnh mùa xuân của đất nước. Nó thể hiện sự lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn diễn ra hàng năm. Hình ảnh ông Đồ xuất hiện với tuổi tác đã “già” nhưng năm nào cũng thấy ông.

    – Hành động “Bày mực tàu giấy đỏ” là một hành động thường ngày, công việc không hề thay đổi của ông Đồ mỗi dịp Xuân về.

    – Không gian hiện lên “Bên phố đông người qua”, thể hiện sự náo nhiệt đông đúc của phố phường.

    Trả lời

Viết một bình luận