Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước

By Jade

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước

0 bình luận về “Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước”

  1.          Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không tự quyết định được số phận của mình. Họ không có tiếng nói trong xã hội. Số phận của họ lênh đênh, trôi nổi, gặp nhiều sóng gió. Nhiều nhà thơ đã hướng ngòi bút của mình để lên án, tố cáo xã hội xưa. Trong đó có nhà thơ Hồ Xồ Hương đã viết bài ” Bánh trôi nước” để nói lên phẩm chất trong sáng của người phụ nữ.

              Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng đến cách làm và cuối cùng là thành phẩm. Để tạo ra những chiếc bánh trôi nước chúng ta cần có bột nếp. Bánh trôi nước có hình tròn, màu sắc là màu trắng của bột nếp. Không quan trọng trong cách làm mà người làm cần phải khéo léo nếu nhiều nước thì bột sẽ nát còn ít nước thì bột sẽ rắn. Người làm bánh, nặn thành từng viên hình tròn, nhân bánh được làm bằng đường phên. Khi luộc bánh, bánh nổi là bánh đã chín còn bánh chìm là bánh vẫn còn sống. Bài thơ đã miêu tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta. Lớp nghĩa quyết định giá trị thành công của bài thơ là lớp nghĩa thứ hai với nghệ thuật ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bài thơ tác giả sử  dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian ”thân em”. Hai từ ”thân em” đã nói lên nỗi đau của người phụ nữ. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu với những tiếng hát than thân trong ca dao

             ”Thân em vừa trắng lại vừa tròn

               Bảy nổi ba chìm với nước non”

    Mở đầu câu thơ tác giả đã giới thiệu về vẻ đẹp, ngoại hình của người phụ nữ ” vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật là điệp từ ” vừa ” được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Với cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà tác giả còn cho chúng ta thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Người phụ nữ có vẻ đẹp về phẩm chất lẫn tâm hồn đáng lẽ ra họ phải được nâng niu, phải được hưởng hạnh phúc. Thế những xa hội phong kiến bất công đã không cho họ được điều ấy. Cuộc đời, số phận ” rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” người phụ nữ phải chịu nhiều bất công, oan trái, chèn ép của các thế lực phong kiến. Với từ ” rắn nát” tác giả đã nói lên được số phận của người phụ nữ. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật thành ngữ ” bảy nổi ba chìm”. Gọi liên tưởng đến cuộcđời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống với cuộc đời chìm nổi. Họ không làm chủ đời, số phận của mình. Chính vì xã hội phong kiến có nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho lên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói trhan thân cùng sự khẳng địn tấm lòng son sắt của của người phụ nữ

           ” Rắt nát mặc dầu tay kẻ nặn

             Mà em vẫn giữ tấm lòng son

    Số phận của của họ toàn toàn bị phụ thuộc. Người phụ nữ không được phép sống vì mình mà luôn phải phụ thuộc vào người khác. Họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận số phận. Những người phụ nữ trong xã hội  phong kiến họ luôn có phẩm chất trong sạch, sắc son

            ” Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

    ” Tấm lòng son” là tấm lòng thủy chung, son sắt trong sáng của người phụ nữ. Dù bị chà đạp, bất công những người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp tâm hồn của mình. Hai từ ” mặc dầu” cho ta thấy được sự cố gắng vươn lên của người phụ nữ họ đã làm mọi cách để giữ được nhân phẩm của mình

                Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ bình dị. Bài thơ ”Bánh trôi nước” cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thông sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ

    Trả lời

Viết một bình luận