sau bài thơ Sông núi Nước Nam, vào đầu thế kỷ XV trong bài Đại cáo Bình Ngô Nguyễn Trãi đã viết như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến

By Kinsley

sau bài thơ Sông núi Nước Nam, vào đầu thế kỷ XV trong bài Đại cáo Bình Ngô Nguyễn Trãi đã viết
như nước Đại Việt ta từ trước,
vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
núi sông bờ cõi đã chia,
phong tục Bắc Nam cũng khác.
từ Triệu, đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập,
cùng Hán đường tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Em hãy phân tích so sánh làm rõ về sự phát triển của ý thức dân tộc từ bài thơ Sông núi Nước Nam đến đoạn trích Đại cáo bình ngô trên đây

0 bình luận về “sau bài thơ Sông núi Nước Nam, vào đầu thế kỷ XV trong bài Đại cáo Bình Ngô Nguyễn Trãi đã viết như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến”

  1. Nguyễn Trãi (sinh năm 1380, mất năm 1442) là một vị anh hùng dân tộc, có công rất lớn trong việc phò trợ Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Sau khi giải phóng dân tộc, vâng mệnh vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo” để bố cáo với thiên hạ về sự nghiệp kháng Minh thành công và bắt tay xây dựng lại đất nước. Đây là áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam.

    Nếu như “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt viết trong quá trình đánh giặc Tống xâm lược, thì “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết sau khi hoàn thành đại cuộc kháng Minh và thiết lập nên triều Hậu Lê (để phân biệt với triều Tiền Lê của Lê Đại Hành). Khác với “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt khẳng định sự độc lập, tự chủ của Đại Việt là do ý trời “Rành rành đã định tại sách trời”, Nguyễn Trãi, trong “Bình Ngô đại cáo” khẳng định sự độc lập tự do của Tổ quốc là do nhân dân lựa chọn và cũng chính nhân dân hy sinh để có được nền độc lập ấy, hoàn toàn không phải được trời ban. Chính vì vậy, mở đầu “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi viết:

    “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

    Như nước Đại Việt ta từ trước,

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

    Núi sông bờ cõi đã chia,

    Phong tục Bắc Nam cũng khác; 

    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

    Song hào kiệt thời nào cũng có…” 

    Tiếp tục khẳng định tư thế độc lập, tự chủ của nước ta, Nguyễn Trãi đã đặt các vương triều Đại Việt sánh ngang cùng với cái triều đại phong kiến Trung Quốc, để chứng minh nước Việt có truyền thống văn hiến từ lâu đời, truyền thống ấy là do những hào kiệt của nước Việt xây dựng nên và để bảo vệ đất nước giàu văn hiến đó, nhân dân Đại Việt sẽ không chịu khuất phục và sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

    “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi như một bản anh hùng ca bất tận về sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Đại Việt trước sự bạo tàn của kẻ thù xâm lăng đã“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” để làm nên chiến thắng “Đánh một trận sạch không kịch ngạc/Đánh hai trận tan tác chim muôn” với tinh thần“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

    Có thể khẳng định, đến thế kỷ XV, chủ quyền của Việt Nam đã trải qua nhiều cam go, thử thách, đã có những lúc đứng trước sức mạnh của quân thù (qua các cuộc xâm lăng của giặc Hán, Tống, Nguyên-Mông, Minh), nhưng nhờ sự tài trí, quả cảm của nhân dân, với truyền thống đoàn kết mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, Đại Việt vẫn đứng vững hiên ngang trước quân thù. Mặc dù Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, nhưng Việt Nam bao đời nay, dù nhỏ bé nhưng không thiếu nhân tài cùng với nghị lực phi thường của nhân dân tạo nên sức mạnh tinh thần không có gì địch nổi.

    Trả lời

Viết một bình luận