Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân Phương Tây?Quá trình xâm cuộc xâm lược như thế nào?

By Claire

Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân Phương Tây?Quá trình xâm cuộc xâm lược như thế nào?

0 bình luận về “Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân Phương Tây?Quá trình xâm cuộc xâm lược như thế nào?”

  1. Vì các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
    +Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo
    +tài nguyên,thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
    +Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    quá trình

    Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á

    Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

    – Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

    Trả lời
  2. Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:

    – Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

    + Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

    + Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

    + Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

    – Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

    – Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    – Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

    Trả lời

Viết một bình luận