Trước kia sống ở nơi rừng sâu hùng vĩ con hổ sống những ngày tháng như thế nào. Em hãy viết đoạn văn trình bày những tháng năm đẹp đó

By Iris

Trước kia sống ở nơi rừng sâu hùng vĩ con hổ sống những ngày tháng như thế nào. Em hãy viết đoạn văn trình bày những tháng năm đẹp đó

0 bình luận về “Trước kia sống ở nơi rừng sâu hùng vĩ con hổ sống những ngày tháng như thế nào. Em hãy viết đoạn văn trình bày những tháng năm đẹp đó”

  1. Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh.Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”.Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi “uống ánh trăng tan”. Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”.

    Trả lời
  2. Đối lập hoàn toàn với tâm trạng cũng nhưng khung cảnh sống của con hổ trong vườn bách thú tú túng bấy nhiêu thì khi còn sống ở “chốn ngàn năm cao cả âm u”tự do bao nhiêu.Khi ấy con hổ thỏa sức tung hoành hống hách được tác giả miêu tả qua khổ thơ thứ 2 và 3.Bằng cách sử dụng động từ mạnh phép tu từ liệt kê tác giả đã thành công miêu ta cảnh đại ngàn xưa kia lớn lao phi thường mạnh mẽ bí ẩn.”Lượn tấm thân…lá gai cỏ sắc” Thế Lữ sử dụng bptt só sánh từ ngữ giàu chất tạo hình diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi dũng mãnh mềm mại của vị chúa tể sơn lâm.Qua tới khổ thơ thứ 3 thì càng đặc sắc hơn nx bở sự xuất hiện của bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy với cảnh núi rừng và hình ảnh con hổ được thay đổi liên tục từ các thời điểm trong ngày.Đêm trăng con hổ xuất hiện như 1 thi sĩ ,ngày mưa con hổ mang dáng dấp bậc đế vương,bình minh muôn loài ca cho giấy ngủ của vị chúa tế,chiều hoàng hôn hổ chờ đợi bóng đêm để thỏa sữ tung hành.Con hổ với sự tiếc nuối quá khứ vàng son của mình và niềm khao khát được tự do cháy bỏng đã phần nào nói lên rằng những tháng năm tưới đẹp đó sẽ nhớ mãi ko quên.

    Trả lời

Viết một bình luận