Từ bài thơ “ngắm trăng” em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 15 – 20 dòng ) nêu cảm nhận của mình về phong thái của Bác trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.

By Parker

Từ bài thơ “ngắm trăng” em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 15 – 20 dòng ) nêu cảm nhận của mình về phong thái của Bác trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.

0 bình luận về “Từ bài thơ “ngắm trăng” em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 15 – 20 dòng ) nêu cảm nhận của mình về phong thái của Bác trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.”

  1. Trăng từ lâu đã trở thành một thứ ánh sáng vô cùng linh lung huyền ảo mà quen thuộc trong thi ca. Dường thi thi sĩ nào cũng yêu thích người bạn trăng của mình mà “phát lời” ra ngôn ngữ những bóng trăng đổ tràn trên trang giấy. Có lẽ cũng xuất phát từ một tâm hồn yêu trăng như thế mà ngay trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn có những vần thơ về trăng thật sinh động, dạt dào.

    Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Câu thơ hiển nhiên được nói với một ngữ điệu thản nhiên như không. Trong tù, điều kiện không có, đến nước cũng phải thay phiên để uống hay rửa mặt thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi hay cảnh thiên nhiên đêm ấy đẹp tới mức những thiếu thốn kia bị lu mờ cả? Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt, Bác có một tâm hồn thi sĩ vô cùng nhạy cảm lại càng không thể cảm thấy rạo rực hứng cảm trước một cảnh đêm đẹp. Và ta có chút tò mò rằng vì đâu mà đêm ấy có vẻ đẹp mê hồn đến vậy, thì ra là do có sự xuất hiện của vầng trăng.

    Khi xưa, các tao nhân mặc khách có thú vui tao nhã là uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Bác lúc này với hoàn cảnh không có rượu nhưng vẫn thưởng nguyệt, làm thơ hết sức say sưa. Hai câu thơ cuối tạo sự đăng đối cho ý thơ. Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ tuy có khoảng cách về địa lí nhưng tâm hồn họ lại có thể tìm đến với nhau dễ dàng. Song sắt nhà tù kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ, tách biệt thân thể Người với thế giới bên ngoài bằng hình thức chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, có lẽ chính vì niềm tin yêu ấy mà đến ánh trăng cũng muốn tìm đến soi rọi vào góc tối tăm của nhà tù để ở đó, sáng ngời lên hình ảnh của một thi nhân chân chính. Khi này, Người không phải là một tù nhân nữa mà trở thành “thi gia”. Bài thơ chính là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu trăng, một tâm hồn thi gia vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

    Thơ điệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn, bài thơ là sự phản ánh rõ nét tâm hồn Bác với sự lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt là với trăng.

    Trăng từ lâu đã trở thành một thứ ánh sáng vô cùng linh lung huyền ảo mà quen thuộc trong thi ca. Dường thi thi sĩ nào cũng yêu thích người bạn trăng của mình mà “phát lời” ra ngôn ngữ những bóng trăng đổ tràn trên trang giấy. Có lẽ cũng xuất phát từ một tâm hồn yêu trăng như thế mà ngay trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn có những vần thơ về trăng thật sinh động, dạt dào.

    Chân dung của Bác hiện lên với một hoàn cảnh không hề thơ mộng:

    Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

    (Trong tù không rượu cũng không hoa,
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

    Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Câu thơ hiển nhiên được nói với một ngữ điệu thản nhiên như không. Trong tù, điều kiện không có, đến nước cũng phải thay phiên để uống hay rửa mặt thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi hay cảnh thiên nhiên đêm ấy đẹp tới mức những thiếu thốn kia bị lu mờ cả? Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt, Bác có một tâm hồn thi sĩ vô cùng nhạy cảm lại càng không thể cảm thấy rạo rực hứng cảm trước một cảnh đêm đẹp. Và ta có chút tò mò rằng vì đâu mà đêm ấy có vẻ đẹp mê hồn đến vậy, thì ra là do có sự xuất hiện của vầng trăng:

    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
    Nguyệt tòng song khích khán thi gia

    (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

    Khi xưa, các tao nhân mặc khách có thú vui tao nhã là uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Bác lúc này với hoàn cảnh không có rượu nhưng vẫn thưởng nguyệt, làm thơ hết sức say sưa. Hai câu thơ cuối tạo sự đăng đối cho ý thơ. Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ tuy có khoảng cách về địa lí nhưng tâm hồn họ lại có thể tìm đến với nhau dễ dàng. Song sắt nhà tù kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ, tách biệt thân thể Người với thế giới bên ngoài bằng hình thức chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, có lẽ chính vì niềm tin yêu ấy mà đến ánh trăng cũng muốn tìm đến soi rọi vào góc tối tăm của nhà tù để ở đó, sáng ngời lên hình ảnh của một thi nhân chân chính. Khi này, Người không phải là một tù nhân nữa mà trở thành “thi gia”. Bài thơ chính là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu trăng, một tâm hồn thi gia vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

    Thơ điệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn, bài thơ là sự phản ánh rõ nét tâm hồn Bác với sự lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt là với trăng.

    Chúc bạn hok tốt!

    @Sói con

    Trả lời

Viết một bình luận