Viết bài văn phân tích NIỀM HOÀI CỔ trong NHỚ RỪNG và ÔNG ĐỒ GIÚP MÌNH VS NHE

By Athena

Viết bài văn phân tích NIỀM HOÀI CỔ trong NHỚ RỪNG và ÔNG ĐỒ
GIÚP MÌNH VS NHE

0 bình luận về “Viết bài văn phân tích NIỀM HOÀI CỔ trong NHỚ RỪNG và ÔNG ĐỒ GIÚP MÌNH VS NHE”

  1. I. Mở bài: Sơ lược về vấn đề niềm hoài cổ. Tiêu biểu cho vấn đề này là hai tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ và Ông đồ của Vũ Đình Liên

    II. Thân bài:

    1. Giới thiệu về 2 tác giả, 2 tác phẩm:

    – Thế Lữ & bài thơ Nhớ rừng:

    + Là nhà thơ có tên tuổi trên thi đàn văn học trong phong trào Thơ Mới

    + Hoài Thanh từng nhận xét về: Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này.

    + Bài Nhớ rừng đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và niềm khát khao tự do mãnh liệt về thời oanh liệt ngày xưa, từ đó gợi lên lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy. – Vũ Đình Liên và ông đồ: + Trong phong trào thơ mới, Vũ Đình Liên là 1 người cũ.

    + Bài thơ “ông đồ” là một tuyệt tác của ông về một thời vang bóng để lại nhiều dư âm trong lòng người

    2. Phân tích về bài thơ Nhớ rừng:

    – Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú

    – Hình ảnh ‘giang sơn hùng vĩ’ thuở ‘oanh liệt’ của con hổ được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của nó

    – Nỗi chán ghét hiện tại tầm thường, giả dối và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới ‘cảnh nước non hùng vĩ’ xưa kia

    – Về niềm hoài cổ:

    + Thể hiện qua tứ thơ với cảm hứng nỗi nhớ chủ đạo về ngày xưa, những hoài niệm về một thời oanh liệt nơi chốn rừng sâu

    + Thể hiện sự bất lực với thực cảnh hiện tại qua ánh mắt, suy nghĩ, và khát khao tự do tận từ sâu thẳm trong lòng qua con hổ

    3. Phân tích về bài thơ “Ông đồ”

    – Thời hưng thịnh của Nho học

    – Theo quy luật khắc nghiệt của thời gian, ông đồ thay mặt cho lớp người đi trước, thể hiện rõ nỗi niềm của tác giả đối với cả lớp người xưa cũ, với nền nho học đã rơi vào quên lãng giữa làn gió Tây học.

    – Về niềm hoài cổ:

    + Thể hiện qua tứ thơ: cảnh cũ người đâu để nhấn mạnh sự vắng bóng của ông đồ

    + Thể hiện qua những trăn trở băn khoăn của tác giả trước những giá trị tinh thần mà ông đồ đã đóng góp cho nền văn hóa Việt. 4. Nét tương đồng và khác biệt của niềm hoài cổ qua hai bài thơ:

    – Tương đồng:

    + Cảm hứng nỗi nhớ xuyên suốt toàn bộ bài thơ về một miền dĩ vãng

    + Nhớ về một thời hưng thịnh, vàng son

    + Ngậm ngùi, luyến tiếc cho hiện tại

    – Khác biệt:

    + Bài thơ “Ông đồ”: Kết cấu đầu cuối tương ứng với hai cảnh tượng tương phản sâu sắc cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê bên hè phố ngày Tết làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện tình cảnh xuất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy ám ảnh Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, đồng thời hàm súc, dư ba Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của bài thơ.

    + Bài thơ “Nhớ rừng” Cảnh rừng già hoang vu – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do, tương phản với hình ảnh chiếc cũi sắt nơi vườn bách thú là biểu tượng của cuộc sống tù hãm, chật hẹp. Giọng thơ khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc Mang âm hưởng yêu nước kín đáo của những người dân Việt thuở ấy

    III. Kết bài: Khẳng định lại về giá trị của niềm hoài cổ ảnh hưởng xuyên suốt trong cả 2 bài thơ

    #Juunian (Juu)
    @Good_luck

    Trả lời
  2. Cùng là hướng về quá khứ nhưng mỗi bthơ có nội dung, cảm hứng khác nhau. ở Ông đồ là hoài niệm về một nét văn hoá đã bị mai một, cùng với lòng thương cảm cho một lớp người lạc thời đã lùi về dĩ vãng. Còn ở Nhớ rừng thì đó là hoài vọng về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, cùng với ý thức khẳng định cá nhân và niềm khao khát tự do.

    Trả lời

Viết một bình luận