Viết đoạn phần thân bài chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “, “Uống nước nhớ nguồn “

By Lydia

Viết đoạn phần thân bài chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “, “Uống nước nhớ nguồn ”

0 bình luận về “Viết đoạn phần thân bài chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “, “Uống nước nhớ nguồn “”

  1.     Ca dao, tục ngữ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian . Nêu những bài ca là những lời ru ngọt ngào thì tục ngữ là những kinh nghiệm , nhưng bài học về đạo lí quý giá . Trong những đạo lí ấy chính là lòng biết ơn được ông cha ta đúc kết bằng hai cậu tục ngữ : ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” và ” Uống nước nhớ nguồn ” 

          Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau , cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều mang một luận lí về cách , về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam . Khi được ăn quả chín , ngon ngọt , ta phải biết nhớ ơn người trồng cây , chăm sóc từ cây còn non đến lúc ra quả . Được uống ngum nước mát , ngon lành , thì ta phải biết nước ấy từ đâu mà có , ” nguồn ” là nơi bắt đầu của dòng nước , là nơi dòng nước chảy tới . Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ , vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc , vẫn là lời dạy về lòng biết ơn : được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo dựng nên nó . Để có được cuộc sống như ngày hôm nay , ta phải biết ơn người mang đến sự ấm no , hạnh phúc . 

            Truyền thống ” Uống nước nhớ nguồn ” , ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” vốn đã đi vào đời sống , là nét đẹp trong phẩm chất của con người Việt . Gần gũi nhất là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết , giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu , rầm rồ hơn là những lễ hội được tổ chứa hằng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc :

                                                 ” Dù ai đi ngược về xuôi 

                                        Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba “

        Những phong tục , lễ hội , nhữn việc làm ấy đã trở thành hoạt động không thể thiếu của con người Việt Nam . Bởi , nhớ ơn người mang lại cho mình cuộ sống ấm no , nó trở thành lẽ tự nhiên , trở thành nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta . Đó cũng là đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam . Đối với học sinh thể hiên lòng biết ơn ông bà cha mẹ , thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đâng thực hiện đạo lí làm người ấy. 

    Trả lời

Viết một bình luận