viết đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn ”Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng trong đó có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ và 1 câu chứa thành phầ

By Aaliyah

viết đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn ”Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng trong đó có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ và 1 câu chứa thành phần cảm thán

0 bình luận về “viết đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn ”Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng trong đó có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ và 1 câu chứa thành phầ”

  1. Nói đến tình cảm gia đình trong những năm tháng chiến tranh, thật thiếu sót nếu không nhắc đến truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.“Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 – khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Truyện ngắn đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Ông Sáu ở chiến khu về thăm nhà với hy vọng gặp lại đứa con sau tám năm xa cách, hai bố con chưa hề gặp mặt. Mấy ngày đầu, do vết sẹo trên mặt ông Sáu khác với tấm hình chụp ở nhà nên bé Thu không nhận cha. Đến hôm ông Sáu phải lên đường, nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu đã nhận ba của mình.  Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm cho con gái một chiếc lược chải tóc bằng ngà. Lúc hấp hối do bị trúng đạn máy bay Mĩ ông đã nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con.

    Câu chứa khởi ngữ in đậm

    câu chứa thành phần cảm thán gạch chân

    Trả lời
  2. Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ. Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng tại miền Đông’“ da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thể hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.

    Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !” thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. 

    Trả lời

Viết một bình luận