Viết một bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích(không thuyết minh trò chơi kéo co). Không chép mạng nhé:(( Giúp với ạ:>>

By Katherine

Viết một bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích(không thuyết minh trò chơi kéo co).
Không chép mạng nhé:((
Giúp với ạ:>>

0 bình luận về “Viết một bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích(không thuyết minh trò chơi kéo co). Không chép mạng nhé:(( Giúp với ạ:>>”

  1. Dàn ý thuyết minh về trò chơi ô ăn quan ( chỉ là dàn ý )

    1. Nguồn gốc trò chơi ô ăn quan
    – Ô ăn quan có từ rất lâu đời ở Việt Nam nhưng không ai bắt có từ đâu
    – Ô ăn quan có thể được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa Việt Nam
    – Trò chơi này liên quan đến Mạc Hiển Tích đỗ Trạng nguyên năm 1086, có người đã cho rằng ông đã sử dụng ô ăn quan để tính số âm.
    2. Cách chơi:
    a. Số lượng người chơi
    – Hai người
    – Ba người
    – Bốn người
    b. Chuẩn bị chơi:
    – Bàn chơi:
    + Bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng như: mặt đất, mặt gỗ,….
    + Kích thước ô ăn quan không quá lớn cũng không quá nhỉ, đủ để chia số ô cần thiết
    + Bàn chơi được kẻ thành một hình chứ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng
    + Vẽ hai hình bán nguyệt ở hai cạnh rộng của hình chữ nhật, Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
    – Quân chơi:
    + Gồm hai loại quân đó là quan và dân
    + Quân chơi được làm từ nhiều thiết bị như: đá, gỗ,….
    + Kích thước quân chơi vừa bằng nắm của bàn tay
    + Quân quan có kích thước lớn hơn quân dân để dễ phân biệt
    + Số lượng quân quan là 2 còn quân dân thường là 50.
    – Bố trí quân chơi: Quân quan được đặt trong hai ô bán nguyệt, quân dân được chia đều vào các ô còn lại, mỗi ô 5 quân
    – Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
    c. Luật chơi:
    – Khi kết thúc trò chơi bên nào nhiều quân hơn thì bên đó chiến thắng
    – Di chuyển quân đến khi hết quân, trúng ô nào tiếp theo thì bốc quân của ô đó, đến khi nào hết quân mà trúng ô rỗng thì được lấy quân ô tiếp theo.
    d. Các câu ca dao tục ngữ về ô ăn quan:
    – Bên rìa hầm trú ẩn
    Em chơi ô ăn quan
    Sỏi màu đua nhau chạy
    Trên vòng ô con con.
    Sỏi nằm là giặc Mỹ
    Sỏi tiến là quân mình
    Đã hẹn cùng nhau thế…
    Tán bàng nghiêng bóng xanh…
    – Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
    Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
    Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
    Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về trò chơi ô ăn quan
    – Ô ăn quan là một trò chơi vô cùng thú vị và bổ ích
    – Ô ăn quan có thể nâng cao sự tính toán và tư duy của con người
    – Ô ăn quan luôn là trò chơi dân gian được mọi lứa tuổi ưa thích.

    Mình xin nhắc lại: Chỉ là dàn ý

    Trả lời

Viết một bình luận