Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ

By Melanie

Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ

0 bình luận về “Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ”

  1. Người nông dân trong xã hội cũ có số phận vô cùng bất hạnh, đáng thương. Họ chịu vô vàn áp bức từ tầng lớp thống trị. Nỗi đau mà người nông dân phải gánh chịu là nỗi đau thể xác. Họ bị đánh đập, bị mệt nhọc khi làm việc quần quật mà tương lai vẫn tối tăm. Người nông dân một nắng hai sương còn chịu những đè nén tinh thần. Cuộc đời họ là chuỗi ngày dài của những bất hạnh khi gia đình li tán vì nghèo, người thân chết vì đói, vì không chịu nổi đòn roi. Vô vàn thứ thuế vô lí buộc họ phải gồng minh gánh chịu. Còn gì đau đớn hơn cảnh cùng đường bế tắc trong nghèo khổ như chị Dậu, như lão Hạc. Xã hội tối tăm như mực ấy không cho họ một lối đi để giải thoát. Cái chết chính là lựa chọn duy nhất để họ bảo toàn danh dự, nhân phẩm. Nhưng có lẽ đến chết, chết vẫn có thể gây ra tai họa cho người quanh mình. Nỗi đau cứ tiếp tục thêm quằn quại trong người nông dân bất hạnh. 

    Trả lời
  2. Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

    Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người là lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng “Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt…” đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

    Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng, suy nghĩ đầy ý thức “Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang “xui người nông dân nổi loạn” (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, “Tức nước vỡ bờ”.

    Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trọng những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dân già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào “luồng chưa ai khơi” trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muốn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

    Trả lời

Viết một bình luận