viết văn thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ( không chép mạng ạ ) .Mn giúp e với

By Claire

viết văn thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ( không chép mạng ạ ) .Mn giúp e với

0 bình luận về “viết văn thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ( không chép mạng ạ ) .Mn giúp e với”

  1. *Hồ hoàn Kiếm : 

    -Nhắc đến hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm bỗng nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng: “Hồ Gươm xanh thẳm quanh bờ / Thiên thu hồn nước mong chờ bấy lâu”. Đây không chỉ là một trong những không gian văn hóa nhộn nhịp của thủ đô mà nó còn chứa đựng, lưu giữ một thiên sử anh hùng của dân tộc. Nằm giữa trung tâm phồn hoa, trái tim của Hà Nội, Hồ Gươm chính là một danh thắng tự hào của người Hà Thành.Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời từ cái thời mà sông Cái còn nằm sâu trong lòng đất. Hiện tượng sông lệch dòng rất thường xảy ra, dòng sông Hồng chuyển hướng chảy qua các phố như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt… rồi hình thành các phân lưu. Và dòng phân lưu rộng nhất chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ.Hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều tên gọi, ngày xưa nó được gọi là hồ Lục Thủy vì dòng nước quanh năm xanh mát. Nhưng đến thế kỉ XV cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử Rùa thần đòi gươm. Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1417 -1422) Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông bắt được thanh gươm báu có tên Thuận Thiên. Thanh gươm này đã vào sinh ra tử với ông trong suốt những năm kháng chiến và giành được độc lập.Đến năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ trong một lần dạo chơi trên hồ Lục Thủy thì có một con rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm mà chỉ thì rùa ngậm gươm và lặn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc sau khi thành công thì sai rùa đến đòi nên hồ đã được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay còn là Hồ Gươm. Cũng có một thời gian sau này thời Trịnh – Nguyễn phân tranh hồ được đổi tên thành hồ Vọng ngăn thành hai bên Tả Vọng và Hữu Vọng. Thế nhưng sau đó hồ Tả Vọng bị Tây lấp mất nên hồ còn lại bây giờ chính là Hồ Hoàn Kiếm.Về vị trí Hồ Gươm nằm giữa các khu phố cổ của Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài… Hồ có tổng diện tích khoảng 12 ha là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên của thủ đô. Kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng khoảng 200m. Hồ không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử của thủ đô mà còn giúp điều hòa không khí, gắn liền với đời sống du lịch của con người nơi đây. Khi có dịp đến với Hồ Gươm bạn đừng nên bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng như Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn….Tháp Rùa được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 từ năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 thì hoàn thành. Nó nằm ở giữa hồ, trên gò Rùa và mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Tháp gồm có 3 tầng như một vọng lâu, hai tầng đầu kiến trúc tương tự nhau có nhiều ô cửa vòm, chiều dài có 3 cửa còn rộng 2 cửa. Tầng 3 chỉ có một cửa vòm. Tháp Rùa cũng là nơi để Rùa phơi nắng và đẻ trứng, loài rùa này được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Mỗi khi rùa nổi lên thì sẽ ứng với một việc quốc gia đại sự.Đền Ngọc Sơn nằm ở vị trí ngày xưa là đảo Ngọc ở phía bắc của Hồ Gươm hay còn có tên gọi khác là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau này đến thời Lí Thái Tổ nó được đổi thành Ngọc Tượng và phải đến đời Trần mới thành Ngọc Sơn. Để bước vào đền bạn phải đi qua một cây cầu có tên là Thê Húc, cong cong màu đỏ rực. Và cây cầu này được xây dựng vào năm 1865 nhờ công của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu.Bên cạnh những danh thắng nổi bật trên thì khi đến với Hồ Gươm bạn cũng đừng nên bỏ qua những địa danh như Tháp Bút, Đài Nghiên… Những công trình kiến trúc ấn tượng này đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Một trong những biểu tượng khát vọng hòa bình của dân tộc.Có thể nói Việt Nam là một đất nước rất giàu tài nguyên và thiên nhiên, được tạo hóa ban tặng cho những danh lam thắng cảnh kì vĩ. Thế nhưng Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm vẫn được xem là một trong những kiệt tác khó lu mờ trong lòng người dân. Nơi đây chính là nơi lưu giữ hồn cốt tinh hoa của cả dân tộc.

    *đền ngọc sơn :

    -Đền Ngọc Sơn không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà nơi đây còn chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị.Với thiết kế thể hiện rõ nét sự hòa quyện và độc đáo trong cách pha trộn giữa nhiều nền tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử Đền Ngọc Sơn thể hiện một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc.“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này.”Những câu ca dao trên cũng lời bộc bạch, nhắn nhủ của người dân Hà Nội với khách từ thập phương về tụ hội tại trên mảnh đất thiêng liêng này.Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc.
    Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc thuộc địa phận của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đây là một quần thể di tích quốc gia đặc biệt.Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.Theo sử sách ghi lại, thì trước đây đền còn có tên goi là Ngọc Tượng do vua Lý Thái Tổ trong lúc dời đô ra Thăng Long đã đặt cho nó, về sau nhà Trần lên ngôi lại đổi thành tên như bây giờ Ngọc Sơn.Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị.Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn.Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh. Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh.Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ.Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách.Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc.Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế.Đền Ngọc Sơn, nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.Đền nằm trong cụm di tích lịch sử lâu đời, văn hóa cấp Quốc Gia gồm tháp Rùa và đền Ngọc Sơn vừa nên thơ, vừa hữu tình.Qua một số bài thuyết minh về đền Ngọc Sơn trên, chúng ta cảm thấy sự linh thiêng, bình dị mà nơi đây mang lại. Kiến trúc cổ xưa, tinh tế góp phần tạo nên vẻ đẹp cho ngôi đền này cùng với biểu tượng tháp Rùa mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội

    Trả lời

Viết một bình luận