Quốc phòng và an ninh có mối quan hệ với nhau không ? Vì sao.

Quốc phòng và an ninh có mối quan hệ với nhau không ? Vì sao.

0 bình luận về “Quốc phòng và an ninh có mối quan hệ với nhau không ? Vì sao.”

  1. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại được biểu hiện thông qua các kết quả cụ thể như sau:

    Về nhận thức: Từng bước thể chế hóa, cụ thể hóa nhận thức, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại thành luật pháp, chiến lược, sách lược, quy hoạch, kế hoạch để triển khai thực hiện trong thực tiễn: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật An ninh mạng, Sách trắng Quốc phòng, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Nghị định về Đối ngoại quốc phòng…; quy định, chỉ thị của Chính phủ về tổ chức thực hiện sự kết hợp giữa các hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Bổ sung quy chế phối hợp hoạt động giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong giải quyết các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Sự ra đời của các văn bản pháp lý đã từng bước hoàn thiện về nhận thức và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi cả nước, từng ngành, từng địa phương.

    Về đối nội: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chúng ta đã từng bước tăng cường tiềm lực và sức mạnh tổng hợp của đất nước; sức mạnh quân sự, quốc phòng không ngừng lớn mạnh; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố vững chắc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, tạo ra những điều kiện thuận lợi để đất nước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc; sớm nhận diện và kịp thời đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang.

    Về đối ngoại: Với những quan điểm, chủ trương, đúng đắn và sự nỗ lực không ngừng trên các phương diện, Đảng đã từng bước lãnh đạo đất nước phá thế bao vây cấm vận từ bên ngoài; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đối tượng và đối tác; chuyển hóa tính chất, nâng cấp mối quan hệ với một số nước thành quan hệ đối tác, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện; hình thành thế trận ngoại giao vững chắc, bao gồm: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng; giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn với các nước trong khu vực bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; thiết lập quan hệ song phương với các nước, đưa quan hệ hợp tác với các đối tác đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn; từng bước xây dựng được vị thế, uy tín của Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong các diễn đàn, các tổ chức quốc tế, khu vực. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu bầu là 192/193 đồng ý, càng khẳng định rõ vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế… Với tư cách là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở một số ngành, địa phương vẫn còn hạn chế; hệ thống luật pháp về việc giải quyết mối quan hệ này chưa hoàn thiện, việc cụ thể hóa sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại thành các quy hoạch, kế hoạch, quy chế, cơ chế hoạt động có lúc chưa đồng bộ; sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể thiếu chặt chẽ; sự phối hợp trong nghiên cứu, dự báo về chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại có mặt chưa theo kịp diễn biến của tình hình

    Bình luận

Viết một bình luận