Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi làĐại chiến thế giới lần thứ nhất,Đệ nhất thế chiếnhayThế chiến I, diễn ra từ28 tháng 7năm1914đến11 tháng 11năm1918, là một trong những cuộcchiến tranhquyết liệt, quy mô to lớn nhất tronglịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sauChiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc chiến tranh này là một trong nhữngsự kiện lịch sửcó ảnh hưởng lớn nhất tronglịch sử thế giới.[1]Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắpchâu Âuvà ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốcchâu ÂuvàBắc Mỹvào vòng chiến với số người chết >19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộcchiến tranhtrước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương.Phụ nữphải làm việc thaynam giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả củakhông quânvàxe tăngtrong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.[2][7]Chiến tranh chiến hàogắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.[8]
Đây là cuộc chiến giữa pheHiệp Ước(chủ yếu làAnh,Pháp,Nga, và sau đó làHoa Kỳ,Brasil) và pheLiên Minh(chủ yếu làĐức,Áo-Hung,BulgariavàOttoman). Cuộc Đại chiến mở đầu vớisự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc người Áo – Hung tuyên chiến vớiSerbia.[9][10]Sự kiện này được nối tiếp bởi việcHoàng đế ĐứclàWilhelm IItruyền lệnh cho các tướng xua quân tấn côngBỉ,Luxembourg, vàPháp, theokế hoạch Schlieffen.[11]Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong sử sách.[12][13]Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này,Pháplà nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau.[14][15]Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đấtPháp.[16]1 trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tạiVerduncùng năm đó, khi quân Đức tấn côngthành cổ Verduncủa Pháp, nhưng không thành công.[17]Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tạisông Somme(1916), khi liên quânAnh–Phápđánh bất phân thắng bại với quân Đức.[18], trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất làCuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.
Tất cả nhữngĐế quốc quân chủ(trừĐế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. ĐảngBolsheviklên nắm quyền tại nướcNgasau cuộccách mạng tháng Mườilật đổNga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện choĐức Quốc xãlên nắm quyền tại Đức nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân.[1]Tuy nướcĐứcthua cuộc nhưng vềthương mạivàcông nghiệphọ không bị tổn hại gì lớn (ít ra vẫn hơn hẳn Pháp[3]), vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[19]
Không một nướcchâu Âunào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sauchiến tranh,châu Âulâm vào tình trạngkhủng hoảngvà những cao tràodân tộc chủ nghĩatrỗi dậy ở các nước bại trận.[1]Điển hình là ởThổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong tràoCách mạng Giải phóng Dân tộcrầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Entente phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt.[20][21]Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này làHoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nướcchâu Âuvềkinh tếkể từ sau cuộc chiến.
Trước đây ở các nước nóitiếng Anhdùng từ “Đại chiến” (Great War). Vàithập kỷsau, tên gọiChiến tranh thế giới lần thứ nhất(World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộcChiến tranh thế giới thứ hai.[22]Đương thời, nó còn được gọi với cái tên “Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh” (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra.[23]Chính những vấn đề liên quan tớiHiệp định Versailles 1918đã khiến cho cuộcChiến tranh thế giới lần thứ haibùng nổ.[24]
Về khía cạnhchính trị–quân sựđây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1 kiểuchiến tranh tổng lực,chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹtkinh tếcủa nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử tháchtiềm lực kinh tếvà sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệtquân đội Đứcvẫn còn đang trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ). Các nước này đã thua trận vìxã hộikiệt sức, không thể kham nổi chiến tranh – 1 kiểuchiến tranh tiêu haovới cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị các lực lượng trong nước lật đổ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo 1 kiểuchiến lượcchiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theoliên minhnhiều nước nhưChiến tranh Kế vị Tây Ban Nha,Chiến tranh Kế vị Áo,Chiến tranh Bảy năm,Chiến tranh Napoléon, v.v… Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào 1 hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1-2 ngày tại 1 điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì kýhoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thờiNapoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội làquân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuậtđội hình tản máckhông còn các khối quân lực xếp hàngtấn côngvàphòng thủtheođội hình ô vuôngdày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thứcchiến tranh trận địamà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quáchpháo đàiđã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trongchiến hàovới hệ thống ụsúng máy,dây thép gai,bãi mìnvàtrận địa pháodày đặc vớichiến tuyếnngăn đôi giữa 2 phía đối địch.Chiến tranh trận địahaychiến tranh chiến hàoở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.
Trong lực lượng Hiệp Ước, Anh-Pháp và Nga chia sẻ gánh nặng chiến tranh tương đối đồng đều trong khi phe Liên Minh chỉ có thể trông cậy vào nước Đức là chủ yếu.
Cuộc thế chiến thứ nhất có quy mô bao trùm toàn bộ thế giới, sự phá hoại và mức độ tàn khốc của nó trong Lịch Sử từ trước tới nay chỉ đứng sau duy nhất Cuộc Thế Chiến lần thứ hai.
Hậu quả: 38 nước với 37 triệu dân, hơn 1,5 tỉ người dự kiến đã tham gia vào vòng khói lửa. 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, đường sá, trung tâm công nghiệp bị phá huỷ nặng nề. Số tiền các nước chi cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la, các nước Châu Âu bị biến thành con nợ của nước Mĩ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ nhất thế chiến hay Thế chiến I, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt, nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.[1] Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết >19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.[2][7] Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.[8]
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc Đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc người Áo – Hung tuyên chiến với Serbia.[9][10] Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ, Luxembourg, và Pháp, theo kế hoạch Schlieffen.[11] Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong sử sách.[12][13] Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau.[14][15] Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp.[16] 1 trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công.[17] Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh – Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức.[18], trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất là Cuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.
Tất cả những Đế quốc quân chủ (trừ Đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga sau cuộc cách mạng tháng Mười lật đổ Nga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện cho Đức Quốc xã lên nắm quyền tại Đức nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân.[1] Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn (ít ra vẫn hơn hẳn Pháp[3]), vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[19]
Không một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận.[1] Điển hình là ở Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào Cách mạng Giải phóng Dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Entente phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt.[20][21] Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.
Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ “Đại chiến” (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.[22] Đương thời, nó còn được gọi với cái tên “Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh” (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra.[23] Chính những vấn đề liên quan tới Hiệp định Versailles 1918 đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.[24]
Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1 kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệt quân đội Đức vẫn còn đang trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ). Các nước này đã thua trận vì xã hội kiệt sức, không thể kham nổi chiến tranh – 1 kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị các lực lượng trong nước lật đổ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo 1 kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v… Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào 1 hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1-2 ngày tại 1 điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mác không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa 2 phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.
Trong lực lượng Hiệp Ước, Anh-Pháp và Nga chia sẻ gánh nặng chiến tranh tương đối đồng đều trong khi phe Liên Minh chỉ có thể trông cậy vào nước Đức là chủ yếu.