Rễ cây có những đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng?

Rễ cây có những đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng?

0 bình luận về “Rễ cây có những đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng?”

  1. – Rễ có 4 miền bao gồm: Miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành và miền chóp rễ,

    – Trong các miền trên thì miền hút quan trọng nhất vì chức năng của miền hút là hút nước và muối khoáng hòa tan, đây cũng là chức năng của rễ. Hay nói cách khác, chức năng của rễ do miền hút đảm nhận.

    – Cấu tạo miền lông hút phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng:

     +  Thành TB mỏng, không thấm cutin → nước dễ dàng đi vào.

     + Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn → tạo ASTT lớn giúp rễ hấp thụ nước dễ dàng.

     + Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản → làm tăng nồng độ dịch bào → tăng ASTT → rễ lấy được nước tự do và nước liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng.

     + Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất

    Bình luận
  2. Đáp án: Rễ cây có miền hút để hút nước và muối khoáng

    Miền hút gồm có 2 phân chính: Vỏ biểu bì và trụ giữa. Vỏ biểu bì gồm có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. Trụ giữa gồm các mạch gỗ

     

    Bình luận

Viết một bình luận