– Sinh học Câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thủy tức. Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức. Câu 2 : Hãy nêu và giải thích các biện pháp

– Sinh học
Câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thủy tức. Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức.
Câu 2 : Hãy nêu và giải thích các biện pháp phòng chống các bệnh giun sán kí sinh.
Câu 3 : Hãy cho biết giun đất có vai trò gì với nông nghiệp. Khi trời mưa to, tại sao giun đất phải ngoi lên mặt đất ?
Câu 4 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài, hoạt động sinh sản, phát triển của châu chấu.
Câu 5 : Nêu vai trò của sâu bọ đối với tự nhiên và đời sống con người.
– Lịch sử
Câu 1 : Vua tôi nhà Lý đã chủ động tấn công để phòng vệ như thế nào trước âm mưu xâm lược của nhà Tống ?
Câu 2 : Nêu nghệ thuật đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống từ năm 1075 đến năm 1077.
Câu 3 : Nêu những thành tựu, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật thời Trần.
Câu 4 : Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
– Giáo dục công dân
1. Giáo dục văn hóa
Em thấy khu phố nhà em phấn đấu gia đình văn hóa như thế nào ?
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình văn hóa, dòng họ như thế nào ?

0 bình luận về “– Sinh học Câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thủy tức. Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức. Câu 2 : Hãy nêu và giải thích các biện pháp”

  1. Lịch sử:

    Câu 1:

    – Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến, tăng cường canh phòng, luyện tập. Các tù trưởng được phong tước cao, được mộ thêm quân đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. 

    – Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham-pa, làm thất bại âm mưu tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

    – Tháng 10-1075, thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”, Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm.

    – Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung (Quảng Tây). Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước.

    Câu 2:

    Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:

    – Lý Thường Kiệt đã chủ động tấn công phòng vệ.

    – Đoán được nơi địch đi qua để xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.

    – Đánh vào tinh thần của giặc (Cho người đọc bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà).

    – Chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh có lợi cho ta.

    Câu 4:

    * Nguyên nhân thắng lợi

    – Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

    – Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

    – Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

    – Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua

    * Ý nghĩa lịch sử:

    – Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên

    – Bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc

    – Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta

    – Củng cố niềm tin cho nhân dân

    – Góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại

    Bình luận
  2. Câu 1 

    • thủy tức thuộc ngành ruột khoang

      cấu tạo ngoài:

      +hình trụ dài

      +có các tua miệng tỏa ra

      cấu tạo trong:

      +thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong

      +giữa 2 lớp đó là tầng keo mỏng

      dinh dưỡng:

      tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải mồi lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

      sinh sản:

      1. mọc chồi

      khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập

      2. sinh sản hữu tính

      tế bào trứngđược tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cách nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ở mùa lạnh, ít thức ăn

      3. tái sinh

      thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra

      Câu 2:Biện pháp phòng ngừa giun sánThực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông  nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻCâu 3Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó. … Phân của giun đất góp phần tăng độ phì nhiêu trong đất, cải tạo hàm lượng chất dinh dưỡng đất.Câu 4 

      • Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu là :

        -Cơ thể chia làm 3 phần : đầu , ngực , bụng.

        +Đầu : có 1 đôi râu , mắt kép , cơ quan miệng.

        +Ngực : có 3 đôi chân , 2 đôi cánh,

        +Bụng : gồm nhiều đốt , mỗi đốt có 1 lỗ khí.

        -Vì lớp vỏ kitin bên ngoài cơ thể châu chấu kém đàn hồi và nó còn ngăn cản sự phát triển của châu chấu nên châu chấu non phải lột xác mới lớn lên được

        Câu 5Vai trò thực tiễn – Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,… – Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,… – Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,… – Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,… – Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,… – Hại ngũ cốc: châu chấu,… – Truyền bệnh: ruồi, muỗi,…

    Bình luận

Viết một bình luận