Sinh thiết là gì, những loại sinh thiết được chỉ định?

By vietbaixuyenviet

Nhiều người khi được bác sĩ chỉ định thực hiện sinh thiết thường băn khoăn không biết sinh thiết là gì, mục đích của nó là thế nào. Những vấn đề liên quan đến sinh thiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây cùng mTrend.

Sinh thiết là gì?

Sinh thiết là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Sinh thiết được hiểu là một thủ thuật trong Y khoa. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định lấy một mẫu của mô trên cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể là da, nội tạng hoặc các cấu trúc khác nằm bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.

Hình 1: Sinh thiết là một trong những xét nghiệm Y khoa phổ biến
Hình 1: Sinh thiết là một trong những xét nghiệm Y khoa phổ biến

Bạn có biết:>>>> 6 dấu hiệu nhiễm HIV sau 2–4 tuần dễ nhận thấy

Mục đích của sinh thiết là gì?

Hiện nay xét nghiệm sinh thiết chủ yếu được sử dụng trong kiểm tra, xác định bất thường về chức năng và cấu trúc. Ví dụ như sinh thiết xác định chức năng gan bất thường, chức năng thận bất thường.

Hoặc sinh thiết khi phát hiện cơ quan nào đó trong cơ thể bị sưng như hạch, vú,…Đa phần sinh thiết được chỉ định để thực hiện chẩn đoán ung thư, viêm nhiễm khuẩn không rõ nguyên nhân. Sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong việc:

+ Giúp bạn sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán tình trạng bệnh lý.

+ Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, phân độ của ung thư.

+ Lựa chọn phương pháp điều trị, hiệu quả điều trị hiệu quả.

+ Xác định tiên lượng tổng thể của bệnh nhân.

Hình 2: Xét nghiệm sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
Hình 2: Xét nghiệm sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Bác sĩ nếu chỉ khám lâm sàn sẽ không đủ điều kiện xác định khối u lành tính hay ác tính. Vì vậy, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm sinh thiết nếu nghi ngờ bệnh lý nào đó.

Sinh thiết là kỹ thuật đòi hỏi trình độ chuyên môn, phức tạp nên trước khi làm xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như chụp X – Quang, siêu âm trước,…Do đó, nhiều người khi được bác sĩ chỉ định sinh thiết thường đặt câu hỏi sinh thiết là gì và khá hoang mang lo lắng.

Có những loại sinh thiết nào hiện nay?

Bên cạnh câu hỏi sinh thiết là gì thì cũng không ít người thắc mắc vì sao người này được bác sĩ chỉ định sinh thiết này, nhưng số khác lại thực hiện cách khác.

Hình 3: Tùy thuộc từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các loại sinh thiết
Hình 3: Tùy thuộc từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các loại sinh thiết

Sinh thiết bấm:

Sinh thiết bấm hay còn gọi là sinh thiết mở, sinh thiết rạch qua da. Sinh thiết này rất hữu ích trong việc chẩn đoán các bệnh lý về da. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng bấm một lỗ thông qua các lớp trên cùng của da. Sau đó, họ sẽ lấy đi một mẫu da cần sinh thiết để làm xét nghiệm. Kỹ thuật này không gây đau, bệnh nhân tiêm thuốc tế tại chỗ.

Sinh thiết kim:

Sinh thiết kim thường được bác sĩ chỉ định để lấy mẫu mô từ cơ quan, hoặc khối u dưới da. Một ống kim với đa dạng kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy từng trường hợp sẽ đâm qua da vào thân, tủy xương, gan, khối u bất thường,…để lấy một mẫu mô.

Sinh thiết nội soi:

Nội soi là kỹ thuật dùng ống soi chuyên dụng để quan sát các phần khác nhau của cơ thể. Sinh thiết nội soi thường được sử dụng để lấy các mô trong cơ thể ở những vị trí như đại trực tràng, bàng cao, phế quản phổi, bao tử,…

Sinh thiết cắt bỏ:

Sinh thiết cắt bỏ một phần hoặc toàn phần khối u để tìm tế bào bất thường. Phụ thuộc vào vị trí khối u mà bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ hay gây tê toàn thân.

Trên đây là một số chia sẻ về sinh thiết là gì bạn đọc có thể tham khảo. Nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường về mặt sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay nhé./

Có thể bạn muốn biết: >>>> Hematocrit là gì, vì sao Y khoa xem trọng?

Viết một bình luận