Sinh vật cùng loài sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? đặc điểm mối quan hệ ?nêu ví dụ?

Sinh vật cùng loài sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? đặc điểm mối quan hệ ?nêu ví dụ?

0 bình luận về “Sinh vật cùng loài sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? đặc điểm mối quan hệ ?nêu ví dụ?”

  1. Đáp án:

    $*)$ Quan hệ cùng loài:

    – Hỗ trợ: Các sinh vật hỗ trợ nhau khi gặp điều kiện sống thuận lợi: Nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi… $→$ Giúp sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. Ví dụ: Một đàn gà cùng hỗ trợ nhau kiếm ăn và chống lại kẻ thù.

    – Cạnh tranh: Các sinh vật cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện sống bất lợi: Thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao, con dực tranh giành con cái…$→$ Các cá thể cùng loài cạnh tranh gay gắt, dẫn tới 1 số cá thể yếu phải tách khỏi đàn. Ví dụ: Trong một đàn bò 2 con bò đực cạnh tranh với nhau tranh giành con bò cái.

    $*)$ Quan hệ khác loài:  

    – Hỗ trợ:

    + Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ví dụ: Địa y ( Cộng sinh giữa nấm và tảo )

    + Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó được đưa đi xa.

    + Hợp tác: Giống quan hệ cộng sinh nhưng hai loài không phụ thuộc chặt trẽ, không nhất thiết phải thường xuyên sống với nhau. Ví dụ: Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.

    – Đối địch:

    + Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các sinh vật kìm hãm sự phát triển của nhau. Ví dụ: Trên 1 cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển $→$ Năng suất lúa giảm.

    + Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. Ví dụ: Sán lá gan sống trong gan mật trâu bò, giun đũa sống trong ruột non người.

    + Sinh vật này ăn sinh vật khác: Gồm động vâth ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ. Ví dụ: Rắn ăn chuột, cây nắp ấm bắt mồi, Đại bàng ăn chim.

    + Ức chế cảm nhiễm: Là quan hệ trong đó loài sinh vật này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của sinh vật khác bằng cách tiết ra những chất độc. Ví dụ: Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.

    Chúc bạn học tốt….

    Bình luận
  2. + Cùng loài: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

    Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu….

    + Khác loài: Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mới quan kệ có lợi (hoặc ít nhát không có hụi) tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bèn sinh vật được lọi còn bèn kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

    Bình luận

Viết một bình luận