so sánh nền kinh tế, dân số, vị trí địa lý và khí hậu của khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ

By Kinsley

so sánh nền kinh tế, dân số, vị trí địa lý và khí hậu của khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ

0 bình luận về “so sánh nền kinh tế, dân số, vị trí địa lý và khí hậu của khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ”

  1. So sánh kinh tế của Bắc Mĩ vs Trung và Nam Mĩ:

    a. Giống nhau :

    – Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

    – Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

    b. Khác nhau :

    – Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

    – Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

    So sánh vị trí địa lý của Bắc Mĩ vs Trung và Nam Mĩ:

    * Giống nhau :

    Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến

    * Khác nhau :

    – Bắc mĩ :

    + Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.

    + Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

    + Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.

    -Trung và Nam Mĩ :

    + Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin

    + Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.

    + Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi.

    So sánh khí hậu của Bắc Mĩ vs Trung và Nam Mĩ:

    * Bắc Mĩ : Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:

    – Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)

    – Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.

    – Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.

    + Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.

    + Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.

    *Trung và Nam Mĩ

    +Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc xích đạo đến tận vòng cực Nam, nên có đủ các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

    + Trong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.Trung và Nam Mĩ: có đầy đủ các đới và kiểu khí hậu nêu trên.

    So sánh dân số của khu vực Bắc Mĩ vs Trung và Nam Mỹ:

    Sự phân bố dân cư :

    * Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
    * Khác:
    – Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
    – Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.

    @latte

    Trả lời

Viết một bình luận