so sánh tình hình nhật bản với trung quốc vảo giữa TK 19 đến đầu TK 20

so sánh tình hình nhật bản với trung quốc vảo giữa TK 19 đến đầu TK 20

0 bình luận về “so sánh tình hình nhật bản với trung quốc vảo giữa TK 19 đến đầu TK 20”

  1. Giống nhau: Nhật Bản và Trung Quốc đều có nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa.

    Khác nhau:  

    + Nhật Bản đã tìm ra đường lối đúng đắn là đi theo chủ nghĩa tư sản. Nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị đã mở đường cải cách Nhật thành một nước tư sản đưa nước Nhật thoát khỏi nền phong kiến lạc hậu và nguy cơ bị biến thành thuộc địa.

    + Trung Quốc do chế độ phong kiến mục nát và sự hèn nhát của nhà Mãn Thanh dẫn đến mâu thuẫn dân tộc, dân chủ gay gắt. Nhiều cuộc cách mạng xảy ra nhưng đều thất bại cho đến khi cách mạng Tân Hợi diễn ra mới đem lại thành công bước đầu cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    Bình luận
  2. So sánh tình hình Nhật Bản với Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

    * Giống:

    – Đều lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt, đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

    – Trong bối cảnh trên, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều cố gắng tiến hành cải cách, duy tân đất nước để cứu vãn tình hình.

    * Khác nhau: kết quả của 2 cuộc cải cách ở Trung Quốc và Nhật Bản lại khác nhau:

    – Nhật Bản: tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị. Nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

    – Trung Quốc: tiến hành cải cách duy tân (năm 1898) nhưng không thành công. Bởi sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Từ Hi thái hậu đứng đầu. Vua Quang Tự chỉ là bù nhìn, không có quyền lực thực sự. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân,… Đây là những lý do khiến phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại.

    Bình luận

Viết một bình luận