So sánh tình hình sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng Bằng Sông Cửu Long.

So sánh tình hình sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng Bằng Sông Cửu Long.

0 bình luận về “So sánh tình hình sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng Bằng Sông Cửu Long.”

  1. So sánh tình hình sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    Đông Nam Bộ:

    –  phát triển mạnh và toàn diện.

    – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

    – Có cơ cấu đa dạng (gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm.) Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển (dấu khí, điện tử, công nghệ cao)

    – Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

    + TP.Hồ Chí Minh: chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

    +Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

    ĐB Sông Cửu Long:

    -Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (≈ 20% GDP toàn vùng năm 2002).

    – Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp ….

    – Sản xuất tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Sóc Trăng….

    Học tốt nhé

    xin ctlhn

    Bình luận
  2. #A_Hy

    1.VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
    I. Vị trí địa lí và giới hạn lănh thổ
    – Giáp : Tây Nguyên , duyên hải Nam Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long .
    -Ý nghĩa : nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế , giao lưu với các vùng xung quanh và quốc tế.
    II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
    + Điều kiện tự nhiên :
    -Địa hình :thoải cao trung bình làm mặt bằng xây dựng tốt
    -Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm .Đất xám,đất badan màu mỡ -trồng cây cao su, cà phê ,hồ tiêu ,điều ,cây ăn quả …
    – Sông ng̣òi :Sông Đồng Nai ,sông Bé ,Sông Sài Gòn – có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ .
    -Vùng biển rộng ,thềm lục địa nông giàu dầu khí , hải sản… 
    +Tài nguyên thiên nhiên :là vùng ít tài nguyên .chủ yếu gồm dầu mỏ ,khí đốt ,đất xám ,đất badan 
    + Khó khăn : Rừng không còn nhiều , nguồn sinh thủy bị hạn chế , ô nhiễm môi trường ….
    III. Đặc điểm dân cư và xã hội
    + Đặc điểm
    – Là vùng đông  dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.
    – Người dân năng động, sáng tạo
    – Mật độ 434 người/km2 năm 2002
    + Thuận lợi :
    – Là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đông Nam Bộ đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh có sức hút lao động mạnh mẽ đối với cả nước.
    – Có nhiều di tích lịch sử ,văn hóa để phát triển du lịch
    IV. Tình hình phát triển kinh tế
     – Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước
    1. Công nghiệp
    – Có sự thay đổ rõ rệt so trước ngày giải phóng .
    – Trở thành ngành chính .
    – Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
    – Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như: CN nặng , CN nhẹ , chế biến lương thực thực phẩm .
    – Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển :  Khai thác dầu khí, hóa dầu,
    điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
    – Trung tâm công nghiệp : TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )
    2. Nông nghiệp
    – Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
    – Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả (sầu
    riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa..) .
    – Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp .
    – Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn
    – Khó khăn : mùa khô kéo dài gây thiếu nước .
    – Giải pháp : Phát triển rừng đầu nguồn , xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng , Trị An .
    3 . Dịch vụ
    – Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng gồmcác hoạt động thương mại , du lịch , vận tải , bưu chính viễn thông … .
    – Các chỉ số dịch vụ chiếm tỉ trọng cao  so với cả nước .
    – Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu .
    – Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
    – Sự đa dạng của loại hình kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy  kinh tế của vùng phát triển mạnh mẽ .
    V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
    – Thành phố Hồ Chí Minh là :
    + Đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
    + Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
    – Trung tâm kinh tế:Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    – Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai tṛò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía nam và cả nước .
    2. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    1. Vị trí địa lí ,giới hạn lãnh thổ.
    – Vị trí liền kề phía tây Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, tây nam là vịnh Thái Lan, đông nam là Biển Đông
    – Dân số (16,7 triệu người năm2002)
    -Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác.
    2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
    – Đồng bằng có diện tích rộng lớn nhất nước ta , địa hình khá bằng phẳng có nhiều loại đất tốt .
    +Đất phù sa ngọt diện tích 1.2 tr ha.
    + Đất phèn,đất mặn 2,5tr ha.
    + Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm .
    + Nguồn nước dồi dào .
    + Sinh vật phong phú đa dạng
    + Nhiều khả năng phát triển kinh tế biển .
    – Tài nguyên thiên nhiên có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp
    , đặc biệt vai trò sông Cửu Long rất to lớn.
    – Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn  cho đời sống và sản xuất ( nhiều diện tích đất phèn , mặn, mùa mưa lũ lụt , mùa khô thiếu nước )
    3.Đặc điểm dân cư xã hội
    – Là vùng đông dân,có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh,người Khơme, Chăm và Hoa.
    – Người dân cần cù,năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất nông nghiệp hàng hoá,với lũ hàng năm.
    -Mặt bằng dân trí chưa cao
    IV- Tình hình phát triển kinh tế:
    1. Nông nghiệp:
    – Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Bình quân lương thực theo
    đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả nước năm2002
    – Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
    – Có tiềm năng cây công nghiệp
    – Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
    – Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% cả nước nhiều nhất các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
    – Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.
    2. Công nghiệp
    – Bắt đầu phát triển .
    – Tỉ trọng công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002
    – Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố  và thị xã
    – Các ngành công nghiệp : Chế biến lương thực thực phẩm , vật liệu xây dựng , cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác .
    3. Dịch vụ
    – Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm các ngành chủ yếu: Xuất nhập khẩu, vận tải
    thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80%) năm 2002, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả.
    – Du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo.
    V. Các trung tâm kinh tế:
    – Các thành phố  Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Trong đó Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

    Xin hay nhất ạ

    Bình luận

Viết một bình luận