So sánh trung và nam mĩ và bắc mĩ

By Adeline

So sánh trung và nam mĩ và bắc mĩ

0 bình luận về “So sánh trung và nam mĩ và bắc mĩ”

  1. – Giống nhau : Cả hai đều có cấu trúc địa hình đơn giản.

    – Khác nhau :

    + Bắc Mĩ phía đông là núi già – Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

    + Bắc Mĩ hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa – hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

    + Bắc Mĩ đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc thấp dần về phía nam – Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau , đồng bằng thấp là chủ yếu.

    + Theo chiều bắc – nam.Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu : hàn đới , ôn đới và nhiệt đới

    + Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc xích đạo đến vòng cực Nam , nên có đủ các đới khí hậu : xích đạo , cận xích đạo , nhiệt đới , cận nhiệt đới , ôn đới

    Trả lời
  2. >> Giống nhau:

    – Diện tích địa hình rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.

    – Có dãy núi cao và đồ sộ ở phía tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là sơn nguyên.

    – Có nhiều sông, kênh, rạch trải dài trên khắp lãnh thổ.

    – Hai dãy núi cao, đồ sộ ở Bắc và Nam Mĩ đều chạy dọc bờ phía tây của lục địa. Trải dài trên nhiều vĩ độ.

    >> Khác nhau:

    *Bắc Mĩ:

    – Hệ thống Cooc-đi-e chiếm một nửa diện tích trên địa hình Bắc Mĩ.

    – Độ cao trung bình của dãy Cooc-đi-e là 3000-4000m.

    – Bắc Mĩ có một đồng bằng là đồng bằng trung tâm, có hệ thống sông ngòi hơn đồng bằng Nam Mĩ. Có nhiều rừng lá kim và rừng lá rộng.

    – Ở đồng bằng trung tâm có nhiều khoáng sản như chì, khí đốt, sắt, dầu mỏ,….

    – Bắc Mĩ ở phía đông còn có núi già A-pa-lat chạy theo hướng bắc – tây nam.

    – Địa hình Bắc Mĩ thấp dần từ tây sang đông.

    *Nam Mĩ và Trung Mĩ:

    – Gồm hai lục địa Trung Mĩ và Nam Mĩ.

    – Dãy An-đet ở Nam Mĩ chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ.

    – Có kênh đào Pa-na-ma của Trung Mĩ nối liền hai lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

    – Diện tích chủ yếu là đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Có nhiều rừng nhiệt đới, xavan và rừng thưa bao phủ.

    – Phía đông có sơn nguyên Bra-xin, rừng cây phát triển rậm rạp.

    – Địa hình Nam Mĩ cao ở phía tây và phía đông và thấp ở giữa.

    Trả lời

Viết một bình luận