So sánh về căn cứ lãnh đạo thành phần tham gia diễn biến kết quả của khởi nghĩa Ba đình Khởi Nghĩa Bãi sậy Khởi Nghĩa Hương Khê

So sánh về căn cứ lãnh đạo thành phần tham gia diễn biến kết quả của khởi nghĩa Ba đình Khởi Nghĩa Bãi sậy Khởi Nghĩa Hương Khê

0 bình luận về “So sánh về căn cứ lãnh đạo thành phần tham gia diễn biến kết quả của khởi nghĩa Ba đình Khởi Nghĩa Bãi sậy Khởi Nghĩa Hương Khê”

  1. – Cuộc khởi nghĩa Ba Đình:

     + Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng

     + Căn cứ: Ba Đình: 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê( Thanh Hóa)

     + Thành phần tham gia: tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy.

     + Diễn biến: Nghĩa quân chặn đánh các đoàn vận tải của địch, và tập kích các toán lính trên đường hành quân. Tháng 12-1886, 500 quân Pháp tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại. Ngày 6-1-1887, Pháp huy động 2 500 quân, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Đêm 20-1-1887, nghĩa quân rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, quân Pháp chiếm được căn cứ. Nghĩa quân cầm cự được một thời gian. Đến giữa năm 1887, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.

     + Kết quả: Thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.

    – Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:

     + Người lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiênh Thuật

     + Căn cứ: Bãi Sậy: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ (Hưng Yên)

     + Thành phần tham gia: nông dân

     + Diễn biến: Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Quân Pháp tiến hành đàn áp dã man, nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bị bao vây, cô lập.

     + Kết quả: Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc. Phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã vào năm 1892.

    – Cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

     + Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng

     + Căn Cứ: Ngàn Trươi

     + Thành phần lãnh đạo: nhân dân, văn thân sĩ phu

     + Diễn biến:

    Cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:

    Từ năm 1885 – 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

    Từ năm 1888 – 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt. 

       Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi. Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

     + Kết quả: Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận