sử dụng atlat và kiến thức đã học, hãy phân tích chế độ mưa của nước ta? những thuận lợi và khó khăn của chế độ mưa đối với 1 số ngành Kinh tế?

By Athena

sử dụng atlat và kiến thức đã học, hãy phân tích chế độ mưa của nước ta? những thuận lợi và khó khăn của chế độ mưa đối với 1 số ngành Kinh tế?

0 bình luận về “sử dụng atlat và kiến thức đã học, hãy phân tích chế độ mưa của nước ta? những thuận lợi và khó khăn của chế độ mưa đối với 1 số ngành Kinh tế?”

  1. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:

     Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.

    Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.

    Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô

    – Khó khăn:

     + Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.

     + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.

     + Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.

     + Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

     + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

    Trả lời
  2. Câu 1

    a/ Tổng lượng mưa của nước ta khá lớn.
    -Phần lớn nước ta nhận được lượng mưa tư 1600mm trở lên.
    -Giải thích:
    + Do vị trí địa lí quy định nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, trong hoàn lưu gió luôn hoạt động. Mặt khác nước ta cũng là nơi giao trang của nhiều khối khí (hoạt động front, dải hội tụ).
    +Có 3260km giáp biển Đông, các khối khí qua biển được tăng cường về lượng hơi nước nên lượng mưa độ ẩm cao.
    + Do hoạt động của bão nhiệt đới.

    b/ Lượng mưa trung bình của nước ta phân bố không đều trên lãnh thổ.
    – Lượng mưa lớn nhất 2800mm/năm ở vùng Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
    – Lượng mưa ít nhất dưới 800mm/năm ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
    – Giải thích:
    + Những nơi có lượng mưa lớn như ven biển Quảng Ninh, trên dãy Hoàng Liên Sơn, Bắc Trung Bộ…vì đây có địa hình cao, đón gió, đặc biệt là gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.
    + Những nơi ít mưa là những nơi có địa hình khuất gió như Lạng Sơn, Cao Bằng hoặc vừa khuất gió vừa song song với hướng gió Tây Nam như vùng cực Nam Trung Bộ, vùng Ninh Thuận còn chịu tác động của chồi nước nên lượng mưa càng nhỏ.
    + Lượng mưa trung bình mức từ 1600-2000mm có sự phân bố rộng khắp trong cả nước do nước ta mang kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đường bờ biển dài, chịu tác động của biển.
    c/ Chế độ mưa ở nước ta có sự phân mùa khá rõ rệt và khác nhau về thời gian và về mùa giữa các địa phương.
    – Bắc Bộ và Tây Nguyên mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (hạ- thu). Nguyên nhân do có gió mùa hạ thổi từ biển đến mang theo lượng hơi nước gây mưa.
    – Duyên hải miền Trung mưa từ tháng 8 đến tháng 11 ( thu đông). Nguyên nhân:
    + Vào mùa hạ nằm ở sừơn khuất gió Tây Nam (hoặc song song với hướng gió ở khu vực Nam Trung Bộ) nên ít mưa.
    + Vào mùa thu đông là do tác động của front và dải hội tụ nhiệt đới cùng với mùa bão gây mưa lớn.
    + Sự phân mùa mưa- khô sâu sắc nhất là vùng Tây Nguyên và Nam Bộ vì 2 vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên mùa khô lượng mưa nhỏ.

    => kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào, song lại phân hóa phức tạp cả về thời gian và không gian.

    Câu 2

    a. Khí hậu,sông ngòi

    -Thuận lợi:

    +Khí hậu xích đạo, nhiệt đới ẩm nhiều nắng,mưa theo mùa phù hợp với canh tác lúa nước,trồng các loại

    cây công nghiệp,cây ăn quả ví dụ: ca phê,cao su,..

    +Do mưa nhiêu nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho thủy lợi,thủy điện ,gioa thông đường

    sông và cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, ví dụ thủy điện Hòa Bình (Việt Nam)…

    -Khó khăn:

    +Chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới tàn phá mùa màng,nhà cửa,đường giao thông,gây ngập lụt ảnh hưởng

    tới đời sống,sản xuất .

    + Nhiều nắng,nóng đôi khi thất thường gây hạn hán cục bộ hoặc trên diện rộng….

    b. Địa hình: 

    -Thuận lợi:

    +Nhiều đồng bằng rộng thuận lợi cho trồng lúa nước và các cây trồng nhiệt đới.

    +Nhiều núi nên có nhiều loại thảm thực vật rừng

    -Khó khăn:

    + Địa hình bị chia cắt mạnh nên giao thông,đi lại gặp nhiều khó khăn.

    +Đông Nam Á biển đảo nhiều núi lửa,thiên tai luôn tiềm ẩn

    c. Khoáng sản 

    -Thuận lợi: khoáng sản,phong phú đa dạng. Dầu mỏ ( Brunay,Việt Nam),sắt, đồng…

    -Khó khăn: Trữ lượng hầu hết là thấp nên khai thác qui mô công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

    d. Sinh vật

    -Thuận lợi:

    +Biển rộng lớn thuận lợi cho đánh bắt hải sản,phát triển các đội thương thuyền

    +Rừng phong phú, đa dạng về loài thực vật,động vật.

    -Khó khăn:

    + Nhiều bão tố nên tiềm ẩn nguy cơ đối với giao thông,ngư nghiệp.

    + Tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vào mùa khô.

    Trả lời

Viết một bình luận