Sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Châu Á? Câu 3: Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó ? Kể tên các thành tựu mà Mĩ đạt được ?
Sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Châu Á? Câu 3: Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó ? Kể tên các thành tựu mà Mĩ đạt được ?
Châu Á
Châu Phi
1. Trong
quá trình
đấu tranh
giành độc
lập
– Phong trào ở châu Á nổ ra sớm
trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế
giới thứ hai (Việt Nam – Lào –
Inđônêxia…) hoặc ngay sau khi
chiến tranh kết thúc (Trung Quốc –
Ấn Độ…).
– Phong trào diễn ra không chịu tác
động bởi một tổ chức quốc tế nào,
mà chủ yếu là sự vận động nội lực
của mỗi nước.
– Phong trào diễn ra với nhiều hình
thức trong đó đấu
tranh bạo lực và vũ
trang là xu thế chính.
– Hầu hết các nước châu Á hoàn
thành sự nghiệp giải phóng của mình
trong thập niên 1950 – 1960.
– Chịu sự tác động của phong trào giải phóng dân tộc châu Á (Đặc biệt là Việt
Nam và Trung Quốc) vì thế ra đời chậm hơn. (bắt đầu từ 1952 ở Ai Cập).
– Có sự tác động trực tiếp của tổ
chức Liên Hiệp Quốc (Năm 1960
có đến 17 nước châu Phi độc lập
nhờ vào tổ chức này).
– Phong trào cũng
diễn ra với nhiều
hình thức nhưng đấu tranh chính trị
và ôn hòa là xu thế chính.
– Sự hoàn thành công cuộc giải
phóng chậm hơn (1970 – 1980).
2. Trong
công cuộc
xây dựng
và phát
triển.
– Sau độc lập các nước châu Á tự
chọn cho mình con đường phát triển
riêng không có những tổ chức mang
tính châu lục, mà chỉ có tổ chức
mang tính khu vực (khối ASEAN).
– Trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội đạt được những thành tựu
đáng kể (như các nước NICs, gần
đây là Trung Quốc – Ấn Độ) làm
thay đổi căn bản bộ mặt của toàn
châu lục
– Trong quá trình giành độc lập
cũng như phát triển, châu Phi đã
hình thành những tổ chức quốc tế
mang tính châu lục như Tổ chức
thống nhất châu Phi (1963).
– Sau khi giành độc lập các nước
đều ra sức phát triển kinh tế xã hội,
tuy có được những thành tựu bước
đầu nhưng chưa đủ để thay đổi căn
bản bộ mặt của toàn châu lục.
3. Thực
trạng
Châu Á
và Châu
Phi hiện
nay.
– Về kinh tế châu Á đã vươn lên trở
thành khu vực năng động có tốc độ
phát triển cao. Tài chính, thương
mại, dịch vụ có mặt dẫn đầu nền kinh
tế thế giới…
– Về chính trị, xã hội: Mỗi nước đều
ổn định và có hướng phát triển riêng
phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử cụ thể của từng nước. Tất cả các nước đều quan hệ hữu nghị, duy trì hòa
bình và ổn định để cùng phát triển.
– Về kinh tế còn lệ
thuộc hoàn toàn
vào các nước Âu Mỹ, tài nguyên
đất nước bị khai thác cạn kiệt bởi
các công ty tư bản nước ngoài.
– Về chính trị, xã hội: Vẫn còn là châu
lục không ổn định, xung đột
sắc tộc, đảo chính và
nội chiến diễn
ra triền miên. Vẫn còn là châu lục
nghèo nhất thế giới. Thực trạng
phát triển của châu lục vẫn chưa có
lối thoát.
câu 3:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:
+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Nguyên nhân của sự phát triển này:
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.
+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.
Mĩ là nước đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả các lĩnh vực như:
– Sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), các nguồn năng lượng mới (nguyên tử, mặt trời...), những vật liệu tổng hợp mới.
– “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.
– Tháng 7-1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng.
– Mĩ đã sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình...).
⟹ Thành tựu khoa học – kĩ thuật thúc đẩy nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.