Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường. Giải thích tại sao dưới thời nhà Đường được coi là đỉnh cao của chế độ phong kiến
Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường. Giải thích tại sao dưới thời nhà Đường được coi là đỉnh cao của chế độ phong kiến
* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.
– Nông nghiệp:
+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.
– Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
– Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
* Chính trị:
– Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
* Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.
* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Thời kì nhà Đường là thời kì đạt tới đỉnh cao của chế độ phong kiến vì:
– Nhà Đường củng cố chính quyền trung ương , làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh.
– Mở các khoa thi để tuyển chọn những người đỗ đạt ra làm quan ( không chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ).
– Các Hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.
– Kinh tế nhà Đường phát triển tương đối toàn diện.
– Thực hiện chế độ quân điền.
– Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.
– Thủ công nghiệp, thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt.
– Hình thành hai ” con đường tơ lụa ” trên đất liền và trên biển.