Sự phát triển của giáo dục Đại Việt dưới thời Lý Trần Lê sơ.Theo em hiện nay chúng ta có thể học tập được những kinh nghiệm gì từ sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong lịch sử.
Sự phát triển của giáo dục Đại Việt dưới thời Lý Trần Lê sơ.Theo em hiện nay chúng ta có thể học tập được những kinh nghiệm gì từ sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong lịch sử.
Nền văn hóa Đại Việt được hình thành trong những điều kiện lịch sửnào? Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý,Trần, Lê sơ. Theo em, hiện nay chúng ta có thể học tập được nhữngkinh nghiệm gì từ sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong lịchsử?
* Điều kiện lịch sử:
– Đây là nền văn hóa được xây dựng, hình thành và phát triển trong thờikì nước ta mang tên Đại Việt, có kinh đô là Thăng Long ( Năm 1010,Lý Công Uẩn lên ngôi, tổ chức việc dời đô ra Thăng Long. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt mở ra thời kì phát triểnmới cho dân tộc. Từ đây Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chínhtrị, văn hóa của dân tộc ta). Vì thế, còn có tên gọi khác là văn hóa ThăngLong.
– Điều kiện về chính trị: Văn hóa Đại Việt được hình thành và phát triểntrong điều kiện nước ta đã giành được độc lập, tự chủ. Sau chiến thắngBạch Đằng năm 938, nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ được thànhlập và từng bước được hoàn chỉnh qua các triều đại Ngô, Đinh – TiềnLê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.
– Về mặt xã hội, văn hóa:
+ Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã kiên trì, bền bỉ đấutranh anh dũng để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống lại côngcuộc đồng hóa về văn hóa của kẻ đô hộ, giữ gìn bản sắc văn hóa truyềnthống dân tộc từ thời Văn Lang – Âu Lạc
+ Cùng với việc xây dựng nhà nước phong kiến, nhân dân ta phải tiếnhành nhiều cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm để bảo vệTổ quốc như: hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( năm 981và 1075-1077); kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên(Thế kỉ XIII), khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Minh(thế kỉ XV).
+ Tiếp nối truyền thống của cha ông từ thời Văn Lang
– Âu Lạc, nhân dân Đại Việt còn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài 4 (Trung Hoa , Ấn Độ, Chăm pa) để tạo nên một nền văn hóa Đại Việt với những thành tựu đặc sắc, quý báu về tất cả các mặt: Tư tưởng, tôn giáo,giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật.
* Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lêsơ:
– Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy cácnhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thànhchữ viết chính thức.
– Thời Lý: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đôThăng Long….;Năm 1075, nhà Lý tổ chức thi Minh kinh bác học và thiNho học tam trường; Năm 1076, nhà nước cho xây dựng Quốc Tử Giám…
– Thời Trần:
+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Năm1396, các kì thi được hoàn chỉnh.
+ Sự phát triển của giáo dục đã đào tạo ra nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh…
+ Vị trí của Nho giáo cũng được nâng dần..
– Thời Lê sơ:
+ Nho giáo được độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học.
+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn, cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinhđô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người có lí lịch rõ ràng đều được dự thi
+ Năm 1484, nhà nước dựng bia Tiến sĩ. Những người đỗ Tiến sĩ đềuđược khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “Vinh quy báitổ”…
+ Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước. Số người đi học tăng gấp đôi thời Lý, Trần.
+ Nội dung học tập và thi cử chủ yếu là sách kinh điển Nho giáo, xem nhẹ kiến thức khoa học phục vụ sản xuất, do đó giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
* Hiện nay chúng ta có thể học tập…Học sinh có thể viết theo nhiều cách
. Sau đây là một vài gợi ý:
– Nhà nước phải quan tâm đến giáo dục…
– Phải có chính sách thu hút và đãi ngộ người tài giỏi ….
– Chú trọng giáo dục gắn với thực tiễn, chú ý đến khoa học kĩ thuật…