Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
(Ma Văn Kháng, Mùa thảo quả,Tiếng Việt 5)
1. Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
2 .Khi thảo quả chín, rừng có những nét đẹp gì ?
3. Ghi lại các từ láy trong đoạn trích trên. Nói rõ đó là kiểu láy gì ?
4. Gạch chân và chú thích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) :
Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
5. Câu văn cuối có dùng cách nói gì ? Cách nói đó gợi cho em hình dung như thế nào ?
`1.`
– Thảo quả nảy ra ở rừng.
`2.`
`->` Thảo quả:
– Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
– Những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
– Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
`->` Rừng:
– Rừng ngập hương thơm.
– Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
– Rừng say ngây và ấm nóng.
`3.`
– Từ láy: lặng lẽ ; đột ngột ; chon chót ; nhấp nháy
`->` Kiểu láy:
– Láy âm: lặng lẽ, chon chót, nhấp nháy.
– Láy vần: đột ngột.
`4.`
Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
`->`
– Trạng ngữ: Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông
– Chủ ngữ: những chùm hoa khép miệng
– Vị ngữ: bắt đầu kết trái.
`5.`
`->` Sửa dụng cách nói bằng biện pháp nhân hóa, so sánh.
`->` Hình dung: Tạo nên trong em những chùm thảo quả xinh đẹp, lấy lánh như đốm lửa, thắp sáng tâm trí cũng như cuộc sống của tác giả và người dân nơi đây.
$1 )$ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
⇒ Hoa thảo quả nảy ra ở : $\text{Dưới gốc cây.}$
$2 )$ Khi thảo quả chín, rừng có những nét đẹp gì?
⇒ Khi thảo quả chín, rừng có những nét đẹp :
$\text{+}$ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
$\text{+}$ Rừng ngập hương thơm.
$\text{+}$ Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
$\text{+}$ Rừng say ngây và ấm nóng.
$3 )$ Ghi lại các từ láy trong đoạn trích trên. Nói rõ đó là kiểu láy gì?
⇒ Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên :
$\text{+}$ Âm thầm.
$\text{+}$ Lặng lẽ.
$\text{+}$ Đột ngột.
$\text{+}$ Chon chót.
$\text{+}$ Nhấp nháy.
$\text{*}$ Vì : Từ láy là những từ mà trong hai tiếng, một tiếng có nghĩa, một tiếng còn lại không có nghĩa hoặc mờ nghĩa hoặc hai tiếng đều không có nghĩa.
⇒ Những từ láy trên thuộc kiểu : $\text{Láy bộ phận.}$ ( Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần ).
$\text{+}$ Âm thầm : Láy phần vần.
$\text{+}$ Lặng lẽ : Láy âm đầu.
$\text{+}$ Đột ngột : Láy phần vần.
$\text{+}$ Chon chót : Láy âm đầu.
$\text{+}$ Nhấp nháy : Láy âm đầu.
$4 )$ Gạch chân và chú thích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và nói rõ đó là kiểu câu gì ( xét theo cấu tạo ngữ pháp ) :
Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
$\text{*}$Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên :
$\text{+}$ Trạng ngữ : Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông.
$\text{+}$ Chủ ngữ : Những chùm hoa khép miệng.
$\text{+}$ Vị ngữ : Bắt đầu kết trái.
⇒ Câu trên là câu đơn.
$5 )$ Câu văn cuối cùng có dùng cách nói gì? Cách nói đó gợi cho em hình dung như thế nào?
⇒ Câu văn cuối ” Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. ” có dùng cách nói ” $\text{So sánh, nhân hóa.}$
⇒ So sánh ở chỗ : Ví thảo quả như những đốm lửa hồng.
⇒ Kiểu so sánh : So sánh ngang bằng.
⇒ Nhân hóa ở chỗ : Thảo quả có thể tự thắp thêm được nhiều ngọn mới và nhấp nháy trông rất vui mắt.
⇒ Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật ( Thắp, nhấp nháy ).
⇒ Tác dụng : Nhấn mạnh được vẻ đẹp của những trái thảo quả, từ đó tạo nên được vẻ đẹp tươi mới cho khu rừng nơi đây.
⇒ Cách nói trên gợi cho em hình dung : Tâm trí em gợi ra hình ảnh những trái thảo quả chín mọng, ngon lành và đẹp mắt. Hình ảnh những trái thảo quả cho thấy được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và sự chăm sóc tận tình, chu đáo của những người dân nơi đây đã tạo ra được thành quả vô cùng xứng đáng với công sức của họ. Và đặc biệt, dưới cái lạnh của mùa đông, chính những trái thảo quả ấy đã tạo nên được vẻ đẹp khó quên, màu đỏ của những trái thảo quả chín mọng tựa như những đốm lửa hồng nhấp nháy vui mắt ấy và hương thơm không thể nào phai lan tỏa khắp khu rừng.