Sưu tầm một câu chuyện hoặc giai thoại liên quan đến Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn
CỨU MIK ZỚI
0 bình luận về “Sưu tầm một câu chuyện hoặc giai thoại liên quan đến Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn CỨU MIK ZỚI”
Truyền thuyết, cổ tích giai thoại, truyện kể dân gian về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn buổi đầu khởi nghiệp trên đất Lang Chánh rất phong phú, đa dạng, mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại. Truyền thuyết, cổ tích giai thoại về sự nghiệp bình Ngô trên đất Lang Chánh đều bắt nguồn từ cốt lõi hiện thực lịch sử của cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn gian khó. Những năm đầu dựng cờ, nghĩa quân chỉ thắng được vài trận nhỏ, còn lại hoàn toàn thất bại khi bị quân Minh truy quét, nhưng được sự cưu mang, giúp đỡ của đồng bào, đồng chí nơi đây, nghĩa quân đã bền gan, quyết chí quét sạch giặc Minh xâm lược, giành độc lập dân tộc. Các câu chuyện đề cập những sự kiện có thật với những con người cụ thể và tên đất, tên làng, ngọn núi, dòng sông, con suối, cánh rừng… gắn liền với mỗi bản mường, vùng đất thuộc huyện Lang Chánh. Điều đó không chỉ tôn vinh sự nghiệp bình Ngô, cứu nước, cứu dân vĩ đại của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa sỹ Lam Sơn, mà còn khẳng định vị thế và sự đóng góp to lớn của con người và miền đất nơi đây với sự nghiệp chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc hồi thế kỷ XV.
Phù Rinh núi thiêng, vai trò và sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh những năm đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã trở thành mốc son chói lọi, in đậm và ghi tạc trong lòng người, tạo sức sống bền lâu suốt nhiều thế hệ, mãi sáng ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc như thi hào Nguyễn Trãi đã từng ngợi ca:…vua ta dựng nghiệp tự núi này /Công cao đức cả của vua ta sẽ cùng núi này hùng vĩ muôn đời.
Bị quân Minh vây đánh, nghĩa quân Lam Sơn nhiều phen khốn đốn. Riêng trên địa bàn huyện Lang Chánh ngày nay, Chủ tướng Lam Sơn và nghĩa quân ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ có cái ăn. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh năm 1418 (có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ngênh địch, chiến đấu anh dũng và hy sinh lẫm liệt. Câu chuyện nổi tiếng về lòng trung thành trong sử Việt còn lưu truyền đến tận ngày hôm nay qua câu ca dao: Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi…. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường chạy thoát. Sau này, trước sự khủng bố, tàn sát dã man của quân giặc, Lê Lợi còn không ít lần lui quân về địa bàn rừng núi Lang Chánh để củng cố và bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến phía trước. Đồng bào dân tộc ở địa bàn Lang Chánh đã đùm bọc, đồng cam cộng khổ cùng nghĩa quân chiến đấu với quân thù. Đây được xem là địa bàn chiến lược để nghĩa quân nương náu và phát triển hùng mạnh, giành thắng lợi sau này
Truyền thuyết, cổ tích giai thoại, truyện kể dân gian về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn buổi đầu khởi nghiệp trên đất Lang Chánh rất phong phú, đa dạng, mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại. Truyền thuyết, cổ tích giai thoại về sự nghiệp bình Ngô trên đất Lang Chánh đều bắt nguồn từ cốt lõi hiện thực lịch sử của cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn gian khó. Những năm đầu dựng cờ, nghĩa quân chỉ thắng được vài trận nhỏ, còn lại hoàn toàn thất bại khi bị quân Minh truy quét, nhưng được sự cưu mang, giúp đỡ của đồng bào, đồng chí nơi đây, nghĩa quân đã bền gan, quyết chí quét sạch giặc Minh xâm lược, giành độc lập dân tộc. Các câu chuyện đề cập những sự kiện có thật với những con người cụ thể và tên đất, tên làng, ngọn núi, dòng sông, con suối, cánh rừng… gắn liền với mỗi bản mường, vùng đất thuộc huyện Lang Chánh. Điều đó không chỉ tôn vinh sự nghiệp bình Ngô, cứu nước, cứu dân vĩ đại của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa sỹ Lam Sơn, mà còn khẳng định vị thế và sự đóng góp to lớn của con người và miền đất nơi đây với sự nghiệp chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc hồi thế kỷ XV.
Phù Rinh núi thiêng, vai trò và sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh những năm đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã trở thành mốc son chói lọi, in đậm và ghi tạc trong lòng người, tạo sức sống bền lâu suốt nhiều thế hệ, mãi sáng ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc như thi hào Nguyễn Trãi đã từng ngợi ca: …vua ta dựng nghiệp tự núi này /Công cao đức cả của vua ta sẽ cùng núi này hùng vĩ muôn đời.
Bị quân Minh vây đánh, nghĩa quân Lam Sơn nhiều phen khốn đốn. Riêng trên địa bàn huyện Lang Chánh ngày nay, Chủ tướng Lam Sơn và nghĩa quân ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ có cái ăn. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh năm 1418 (có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ngênh địch, chiến đấu anh dũng và hy sinh lẫm liệt. Câu chuyện nổi tiếng về lòng trung thành trong sử Việt còn lưu truyền đến tận ngày hôm nay qua câu ca dao: Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi…. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường chạy thoát. Sau này, trước sự khủng bố, tàn sát dã man của quân giặc, Lê Lợi còn không ít lần lui quân về địa bàn rừng núi Lang Chánh để củng cố và bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến phía trước. Đồng bào dân tộc ở địa bàn Lang Chánh đã đùm bọc, đồng cam cộng khổ cùng nghĩa quân chiến đấu với quân thù. Đây được xem là địa bàn chiến lược để nghĩa quân nương náu và phát triển hùng mạnh, giành thắng lợi sau này