Sưu tầm một câu chuyện, những hình ảnh tiêu biểu về trận” Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972

Sưu tầm một câu chuyện, những hình ảnh tiêu biểu về trận” Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972

0 bình luận về “Sưu tầm một câu chuyện, những hình ảnh tiêu biểu về trận” Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972”

  1. Bảo tàng Chiến thắng B52 được khánh thành năm 1997, có diện tích hơn 4.500 m2, trưng bày hơn 700 hiện vật, tài liệu, trong đó có nhiều hình ảnh, hiện vật, chiến tích lịch sử, sa bàn mô phỏng trận chiến 12 ngày đêm Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không. Hiện, mỗi năm, Bảo tàng đón hơn 30 nghìn khách tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử và truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta.

    Phát biểu ý kiến với tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng, đồng chí Phạm Quang Nghị chỉ đạo, các cán bộ, nhân viên Bảo tàng cần chú trọng cách thức trưng bày, giới thiệu hiện vật để phát huy những giá trị về mặt nội dung sâu sắc. Ðặc biệt, nên chú trọng giới thiệu những hình ảnh, hiện vật mô tả lại cuộc sống, sinh hoạt của các chiến sĩ, nhân dân Thủ đô trong 12 ngày đêm lịch sử; sưu tầm, kêu gọi những người từng chiến đấu, các tầng lớp nhân dân Hà Nội từng trải qua 12 ngày đêm máu lửa đóng góp các tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng…

    * Cùng ngày, đồng chí Phạm Quang Nghị đã đến thăm Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) – đơn vị đã bắn rơi hơn 590 máy bay Mỹ, trong đó có 25 máy bay B52, góp phần quan trọng trong thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðồng chí cũng đến thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người trực tiếp tham gia chiến đấu và hy sinh trong chiến dịch Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không tháng 12-1972 và gia đình bà Phạm Thị Viễn, nữ chiến sĩ tự vệ Nhà máy cơ khí Mai Ðộng đã cùng với đồng đội bắn rơi máy bay F111 của đế quốc Mỹ. Ðồng chí Phạm Quang Nghị cảm ơn, ghi nhận sự đóng góp, hy sinh to lớn của bà Phạm Thị Viễn, liệt sĩ Vũ Xuân Thiều với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Ðồng chí khẳng định, liệt sĩ Vũ Xuân Thiều và bà Phạm Thị Viễn luôn là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, sự hy sinh anh dũng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

    * Tại Bảo tàng Chiến thắng B52 (Hà Nội), Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) phối hợp Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật “40 năm Chiến thắng Hà Nội – Ðiện Biên Phủ trên không”. Triển lãm trưng bày 80 tác phẩm nghệ thuật gồm 50 tác phẩm hội họa, điêu khắc và 30 tấm ảnh của 80 tác giả. Các tác giả phản ánh mọi mặt đời sống, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lao động, sinh hoạt của quân và dân Thủ đô cùng lực lượng phòng không – không quân trong trận Ðiện Biên Phủ trên không cách đây 40 năm.

    Sau triển lãm, toàn bộ các bức ảnh trưng bày tại triển lãm sẽ được Hội Nhiếp ảnh Hà Nội tặng Bảo tàng Chiến thắng B52.

    Bình luận
  2. Theo ước tính của Hoa Kỳ, Việt Nam đã phóng khoảng 1.000 – 1.200 tên lửa sau 12 ngày đêm. Nghĩa là theo Mỹ ước tính thì lượng đạn tên lửa của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sắp cạn kiệt, vì vậy có những ý kiến cho rằng nếu Hoa Kỳ kiên trì đánh phá thêm vài ngày thì có thể đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên theo thống kê của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực ra trong toàn chiến dịch họ chỉ phóng 334 đạn tên lửa SA-2 (bao gồm 241 tên lửa phóng ở xung quanh Hà Nội)[60], bằng 60% dự trữ tên lửa tốt của Hà Nội, Hải Phòng. Việc Hoa Kỳ ước tính sai số tên lửa đã phóng (cao gấp 3 lần so với thực tế) là do chiến thuật “bắn tên lửa giả” của Việt Nam (tên lửa vẫn nằm trên bệ phóng nhưng lại phát sóng điều khiển tên lửa ra ngoài để làm đội hình tiêm kích bảo vệ B-52 của Mỹ tưởng là tên lửa đang lao tới, phải tìm cách né tránh làm rối loạn đội hình). Mặt khác, trong 12 ngày đêm, quân đội Việt Nam cũng phục hồi được hơn 300 tên lửa cũ để tái sử dụng, như vậy thực ra kho tên lửa dự trữ của Việt Nam chỉ sụt đi khoảng 6% (khoảng 30 quả).

    suu-tam-mot-cau-chuyen-nhung-hinh-anh-tieu-bieu-ve-tran-dien-bien-phu-tren-khong-cuoi-nam-1972

    Bình luận

Viết một bình luận