Suy nghĩ gì về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu ,bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Suy nghĩ gì về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu ,bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

0 bình luận về “Suy nghĩ gì về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu ,bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

  1. Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Thành trì của chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã không còn, các nước XHCN còn lại đứng trước thử thách khốc liệt do hệ quả của sự tổn thất đó để lại. Song, khi thời gian đã qua đi, những nguyên nhân về sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết đã được tổng kết, các nước XHCN còn lại trên thế giới cũng từng bước vượt qua được khủng hoảng, tìm ra những con đường mới để tiếp tục kiên định đi tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu tan vỡ có lẽ cũng cần được nhìn nhận dưới một góc độ ngày càng đầy đủ hơn, không chỉ là một tổn thất, mà còn là một sự kiện mang lại những bài học quý báu cho các nước XHCN. Sự phủ định biện chứng một mô hình sai lầm, nhiều khiếm khuyết là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của CNXH. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện lịch sử đau đớn ngoài ý muốn của những người cộng sản chân chính đã có ý nghĩa to lớn đối với các nước XHCN, trong đó có Việt Nam để tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

    Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:

    Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

    Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.

    Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

    Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

    Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia – dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.

    Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng viên, của nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.

    Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an vừa hồng, vừa chuyên… Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội quân lao động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá con đường đi lên CNXH.

    Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, trong điều kiện hiện nay kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn rất thâm độc để tiếp tục tiến công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN của các nước còn lại. Theo đó, việc nghiên cứu nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vận dụng vào thực tiễn xây dựng CNXH ở mỗi nước hiện nay là rất cần thiết.

    Bình luận
  2. Những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Đó là “một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” theo cách nói của Tổng thống Nga V.Putin trong Thông điệp Liên bang năm 2005.

    Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Thành trì của chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã không còn, các nước XHCN còn lại đứng trước thử thách khốc liệt do hệ quả của sự tổn thất đó để lại. Song, khi thời gian đã qua đi, những nguyên nhân về sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết đã được tổng kết, các nước XHCN còn lại trên thế giới cũng từng bước vượt qua được khủng hoảng, tìm ra những con đường mới để tiếp tục kiên định đi tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu tan vỡ có lẽ cũng cần được nhìn nhận dưới một góc độ ngày càng đầy đủ hơn, không chỉ là một tổn thất, mà còn là một sự kiện mang lại những bài học quý báu cho các nước XHCN. Sự phủ định biện chứng một mô hình sai lầm, nhiều khiếm khuyết là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của CNXH. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện lịch sử đau đớn ngoài ý muốn của những người cộng sản chân chính đã có ý nghĩa to lớn đối với các nước XHCN, trong đó có Việt Nam để tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

    Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:

    Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

    Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi Đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ cũng đồng nghĩa với Đảng sẽ mất quần chúng, nhà nước và chế độ sẽ đánh mất cơ sở xã hội chính trị thì tất yếu bị lật đổ.

    Đảng luôn luôn phải giữ vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. Đảng mất là mất hết, vì Đảng lãnh đạo toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân sự cán bộ… Lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng, cụ thể hóa đường lối của Đảng, quản lý tốt xã hội, kiến tạo xã hội mới, định ra chính sách xã hội đúng đắn đáp ứng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng và bộ máy chính quyền là “xương sống” của chế độ nên phải vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự vì nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì mới bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

    Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

    Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm để tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Mở rộng hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa, đặc biệt là hợp tác về kinh tế là xu thế khách quan mà các nước XHCN phải tham gia, nếu không thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức canh tranh, lợi ích quốc gia – dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.

    Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng viên, của nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.

    Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an vừa hồng, vừa chuyên… Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội quân lao động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá con đường đi lên CNXH.

    Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, trong điều kiện hiện nay kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn rất thâm độc để tiếp tục tiến công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN của các nước còn lại. Theo đó, việc nghiên cứu nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vận dụng vào thực tiễn xây dựng CNXH ở mỗi nước hiện nay là rất cần thiết.

    Bình luận

Viết một bình luận