Tại sao đỉnh cao phong trào là ở nghệ an hà tĩnh mà không phải là nơi khác

Tại sao đỉnh cao phong trào là ở nghệ an hà tĩnh mà không phải là nơi khác

0 bình luận về “Tại sao đỉnh cao phong trào là ở nghệ an hà tĩnh mà không phải là nơi khác”

  1. Dưới tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, thực dân Pháp đã thi hành chính sách bót nghẹt sản xuất, đời sống nhân dân rơi vào khó khăn. Bên cạnh đó thực Pháp còn tiến hành khủng bố, bắt bớ nhiều chiến sĩ yêu nước (sau khởi nghĩa Yên Bái 9/2/1930). Chính điều đó đã đưa đến nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều cuộc đấu tranh đã liên tiếp nổ ra. Bên cạnh phong trào đấu tranh của công nhân, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân cũng nổ ra trong đó đỉnh cao là cuộc đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh.

    Ngay từ đầu tháng 8/1930 nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra ở các tỉnh lỵ, như biểu tình ở Nam Đàn (6/8), Can Lộc (4/8), Thanh Chương (12/8), Nghi Lộc (29/8). Tuy nhiên phải sang đến tháng 9 phong trào đấu tranh mới lên đến đỉnh cao. Ngày 1/9, 20 ngàn nông dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) biểu tình đòi bỏ thuế, thả tù chính trị. Lính Pháp nổ súng nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện. Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lý địa phương phải bỏ chạy. Hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế không có chính quyền quản lý. Nhân dân xã Võ Liệt đã tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã.

    Ngày 5/9 nông dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân huyện Thanh Chương với các khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả tù chính trị”. Tiếp đó, trong hai ngày 5/9 và 7/9 nông dân 2 huyện Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam. Từ ngày 8 đến ngày 11/9 khí thế đấu tranh càng sục sôi khi hàng chục nghìn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Canh Sơn, Can Lộc,…nổi dậy.

    Tuy nhiên phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9 với những khẩu hiện như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố Vinh. Tình hình đó thực dân Pháp đã cho máy bay nén bom xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn. Song điều đó cũng không ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh thêm sục sôi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ.

    Khi nói về Xô viết Nghệ – Tĩnh toàn quyền Rô Banh (Rene Robin) cũng phải thừa nhận rằng:“Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được gì để ngăn cản sự phát triển của phong trào. Chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh đều tê liệt, không thể nêu tên một người cầm đầu nào, không thể nhờ cậy vào một sựu trợ giúp nào của các chức trách cấp tổng và xã, khiến người ta có cảm giác rằng họ đã mất hết uy quyền trên đám quần chúng mà họ cai trị. Sự sỡ hãi làm cho các ông quan, các ông này khóa cổng, chui vào trong nhà và chỉ lo có mỗi việc phòng vệ cho chính bản thân của họ. Mỗi khi các ông tri phủ, tri huyện đi tuần theo các đội lính bản xứ, họ đi mà mình mẩy, chân tay run lẩy bẩy”

    Trước sự sụp đổ của chính quyền thực dân và phong kiến ở Nghệ – Tĩnh, các chi bộ và tổ chức Nông hội đỏ đã quản lý và điều hành mọi hoạt động trong lãng xã. Những người cách mạng đã lập ra chính quyền Xô viết – chính quyền Xô viết đầu tiên ở Việt Nam (chính quyền cách mạng sơ khai do giai cấp công nhân lãnh đạo).

    Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thể như Nông hội, Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản…Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, thực hiện giảm tô và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau .

    Có thể nói Xô viết Nghệ – Tĩnh đã trở thành một nguồn động viên cổ vũ của quần chúng công nông. Khắp nơi trong các cuộc đấu tranh ngoài khẩu hiệu mang tính chính trị, còn có các khẩu hiện ủng hộ Xô viết Nghệ – Tĩnh, ủng hộ Liên bang Xô viết. Giữa lúc cao trào các mạng đang diễn ra sôi nổi, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị đã quyết định đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức, bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.

    Về phía thực dân Pháp chúng đã đàn áp dã man phong trào đấu tranh do đó phong trào nhanh chóng bị dập tắt. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng đã mang rất nhiều ý nghĩa, nó đã chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, đồng thời đây được coi là cuộc diễn tập đầu tiên dưới vai trò lãng đạo của Đảng. Cũng từ đây khối liên minh công nông được hình thành.

    Có thể nói đã hơn 80 năm trôi qua, nhưng tiếng tăm và sức ảnh hưởng của cao trào Xô viết Nghệ – Tĩnh vẫn còn nguyên giá trị. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh…đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ – Tĩnh”.

    Bình luận
  2. nói: Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, vì:

    – Xô Viết Nghệ – Tĩnh ra đời từ cao trào của phong trào cách mạng 1930-1931. Tháng 09/1930, phong trào dâng cao ở một số nơi ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.

    – Sau khi nắm chính quyền, Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội, đưa ra những chính sách tiến bộ trên các mặt:

    + Chính trị: Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng; Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

    + Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

    + Văn hóa, xã hội: Xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp;

    Trật tự trị an giữ vững, tình thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

    => Những chính sách này đã mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Xô viết Nghệ – Tĩnh là trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên của nước ta.

    => Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của cách mạng.

    Bình luận

Viết một bình luận