Tại sao khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào lụa thì thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện dương?
Tại sao khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào vải khô thì thanh nhựa sẫm màu bị nhiễm điện âm?
Tại sao khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào lụa thì thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện dương?
Tại sao khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào vải khô thì thanh nhựa sẫm màu bị nhiễm điện âm?
Đáp án:
+ Hai vật thanh thủy tinh và lụa ban đầu trung hòa về điện nên có số electron bằng số proton. Tuy nhiên khi cọ xát với nhau thì có một lượng electron dịch chuyển từ thanh thủy tinh qua lụa. Do đó thanh thủy tinh sẽ bị thiếu electron còn miếng lụa sẽ dư thừa electron. Mà electron mang điện tích âm nên thanh thủy tinh sẽ nhiễm điện dương, còn miếng lụa sẽ nhiễm điện âm.
+ Hai vật thanh nhựa sẫm màu và vải khô ban đầu trung hòa về điện nên có số electron bằng số proton. Tuy nhiên khi cọ xát với nhau thì có một lượng electron dịch chuyển từ vải khô qua thanh nhựa sẫm màu . Do đó thanh nhựa sẫm màu sẽ bị dư thừa electron còn miếng vải khô sẽ thiếu electron. Mà electron mang điện tích âm nên thanh nhựa sẫm màu sẽ nhiễm điện âm, còn miếng vải khô sẽ nhiễm điện dương.
1, Khi cọ xát thanh thủy tinh vào miếng lụa thì thanh thủy tinh sẽ nhiễm điện tích dương và miếng lụa sẽ nhiễm điện tích âm vì có sự dịch chuyển các electron từ thanh thủy tinh qua miếng lụa.
Từ đó ta biết rằng:
+ Vật nhiễm điện âm khi vật thừa electron hoặc nhận thêm electron.
+ Vật nhiễm điện dương khi vật thiếu electron hoặc cho đi electron.
2, Theo quy ước, thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô => thanh nhựa nhiễm điện âm
Vậy electron tự do được dịch chuyển từ vải khô sang thanh nhựa sẫm màu
=> Vải khô thiếu electron => vải khô nhiễm điện dương