tại sao quân Lam Sơn đi đánh giặc Minh nhưng Nguyễn Trãi lại dâng bản Bình Ngô sách ( kế sách đánh giặc Ngô )

tại sao quân Lam Sơn đi đánh giặc Minh nhưng Nguyễn Trãi lại dâng bản Bình Ngô sách ( kế sách đánh giặc Ngô )

0 bình luận về “tại sao quân Lam Sơn đi đánh giặc Minh nhưng Nguyễn Trãi lại dâng bản Bình Ngô sách ( kế sách đánh giặc Ngô )”

  1. Bình Ngô sách là sách đánh đuổi quân Minh do Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi khi tới Lỗi Giang vào năm 1423. Sự kiện này được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận[1].

    Bình Ngô sách gồm ba kế sách lớn để đánh thắng quân Minh, đó là những kế sách rất quan trọng, những đường lối đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh mau tới thắng lợi hoàn toàn. Nội dung tư tưởng chủ yếu là:”Đánh vào lòng người”. Nhờ có Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn tôn quý và trọng dụng, ông mau chóng trở thành một lãnh tụ của phong trào Lam Sơn. Rất tiếc là bản Bình Ngô sách đó không còn đến ngày nay. Căn cứ vào những ghi chép tản mạn của thư tịch cổ, và nhờ có những nghiên cứu của các sử gia mà sau này chúng ta đã biết được phần nào nội dung của Bình Ngô sách.[2] Một trước tác mà sau này được sử gia Nguyễn Khắc Thuần đã đánh giá tác giả của nó là một chiến lược gia thiên tài, linh hồn của những chiến công hiển hách mà nghĩa quân Lam Sơn đã giành được.[3]

    Bình luận
  2. Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim ghi Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420, đồng thời dâng Bình Ngô sách lên Lê Lợi. Trong đó, ông vạch ra 3 kế sách lớn để đánh quân Minh, chú trọng tâm công, đánh vào lòng người để dành chiến thắng.

    Nhờ Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi nhanh chóng được trọng dụng. Năm 1423, Lê Vận và Lê Trăn được Bình Định Vương cử làm sứ giả, mang lễ vật là năm đôi ngà voi cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hoà. Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo, khôn khéo, tổng binh nhà Minh là Trần Trí chấp thuận ngay.

    Bình luận

Viết một bình luận