Tạo sao Trung Quốc và Ấn Độ giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực

By Madelyn

Tạo sao Trung Quốc và Ấn Độ giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực

0 bình luận về “Tạo sao Trung Quốc và Ấn Độ giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực”

  1. Theo hình ảnh từ không gian, trên thế giới trong 17 năm đã xuất hiện 518 triệu ha rừng mới, tương ứng với diện tích rừng rậm Amazon. Đồng thời, một phần tư tất cả diện tích phủ xanh thực vật mới trên hành tinh diễn ra ở Trung Quốc.

    Gần đây, tạp chí đảng Trung Quốc “Qushi” đã xuất bản một bài viết của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình: “Thúc đẩy sự kiến tạo văn hóa sinh thái Trung Quốc sang bước tiếp theo”. Trong bài viết, Tập Cận Bình chỉ ra rằng nói chung trong nước có xu hướng cải thiện tình hình môi trường. Tuy nhiên, như nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý, việc thiết lập một nền văn hóa sinh thái giống như hàng động “bơi ngược dòng”. Chỉ cần một chút lơ là, thì con thuyền bị trôi ngược trở lại. «Nếu chúng ta không cam kết giải quyết các vấn đề môi trường bằng mọi cách, thì trong tương lai chúng sẽ còn khó khăn hơn, giá  cả sẽ cao hơn, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn», — ông Tập Cận Bình cảnh báo.

    Chính quyền hành pháp thực hiện theo lệnh của lãnh đạo đất nước. Ví dụ, Cục Quản lý lâm nghiệp nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước đây đã tuyên bố rằng gần 80 tỷ đô la đã được chi cho việc trồng cây gây rừng trong 5 năm. Năm 2018, xuất hiện 6,6 triệu ha diện tích rừng mới. Đến năm 2020, rừng sẽ chiếm 23% lãnh thổ của đất nước và đến năm 2035, con số này, theo kế hoạch của Cục Lâm nghiệp nhà nước Trung Quốc, sẽ đạt 26%. Nói chung việc trồng rừng chủ yếu phát triển ở các khu vực phía bắc: tỉnh Hà Bắc, Nội Mông và cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.

    Các nhà nghiên cứu của NASA đã xác nhận hiệu quả công việc của Trung Quốc. Họ đi đến kết luận rằng: nếu như Ấn Độ tăng diện tích “khu vực xanh”, chủ yếu là do sự phát triển nông nghiệp, thì Trung Quốc đã đạt được thành công trong việc phủ xanh chính là nhờ thông qua việc trồng cây nhân tạo. Thật vậy, hai nước có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau đối với việc  phủ xanh và về phía mình, Trung Quốc đã phải vật lộn với vấn đề sa mạc hóa trong nhiều năm, ông Zheng Tingying, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu cải cách và phát triển tại CITIC (Tập đoàn Đầu tư Ủy thác Quốc tế Trung Quốc), trả lời trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

    Trả lời

Viết một bình luận